Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Trí tuệ Việt Nam niềm tự hào của dân tộc Việt ( bài blog cũ chuyển sang)

Trí tuệ Việt Nam niềm tự hào của dân tộc Việt

Đăng ngày: 19:50 21-08-2010
Thư mục: Tổng hợp








TRÍ TUỆ VIỆT NAM NIỀM TỰ HÀO CỦA DÂN TỘC VIỆT

Nhân sự kiện GS Lê Bảo Châu
đoạt giải thưởng Fields tôi viết về mẫu chuyện mà tôi được nghe tiến sĩ di truyền học Việt Nam Phan Phải nói về hệ gen người Việt Nam tại trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang  vào những năm  80 thế kỷ 20.
Tiến sĩ di truyền học Phan Phải trong buổi nói chuyện về khoa học di truyền học của thế giới  và của Việt Nam  tại trường CĐSP Nha Trang ,tiến sĩ Phan Phải  có nêu một tình tiết  mà tôi nhớ mãi không bao giờ quên. TS Phan Phải kể rằng: khi tôi và một người bạn đang tìm các tiêu bản  về hệ gen của loài người, tình cờ người bạn của tôi phát hiện một tiêu bản  về hệ gen người cực kỳ lý thú và tuyệt vời tại nơi lưu trử
nguồn gen  mà Phan Phải và người bạn đang theo học.  Hai người lục tìm đến nguồn gốc của tiểu bản hệ gen thì trong hồ sơ lưu trử đó là tiêu bản hệ gen của một người nông dân Việt Nam tại tỉnh Bến Tre. Tiến sĩ Phan Phải nói rằng trong quá trình nghiên cứu về hệ gen con người thì đây là tiểu bản gen tuyệt vời nhất tôi chưa từng gặp. Tiến sỹ Phan Phải nói  Nhật Bản rất "sợ" Việt Nam vì  khi họ nghiên cứu về hệ gen của người Việt Nam thì thấy đây là một đất nước có nguồn gen  chứa nhiều thông tin di truyền  về sự thông minh tuyệt vời của Việt Nam.
Từ ngày đó tôi thường chú ý theo dõi những chỉ số thông minh, những thành tích học tập của HS, SV VN ,những thành tựu khoa học do người Việt Nam phát hiện ( trong nước và  ngoài nước) để chứng minh cho lời nhận định của tiến sĩ Phan Phải về hệ gen của người Việt.
Hôm nay tôi xin mời các bạn cùng đọc những thông tin( thu thập từ nhiều nguồn) về khả năng trí tuệ của người Việt Nam  để ta tự hào người Việt Nam  chúng ta:


Tạ Quang Bửu: Bậc thầy khoa học – văn hóa mãi mãi được kính trọng

                  GS Tạ Quang Bửu ( hình chụp từ máy vi tính)


Rất khó mà tóm tắt về GS Tạ Quang Bửu trong một số dòng. Sinh ra trong một gia đình Nho học lâu đời ở Nam Đàn - Nghệ An. Tạ Quang Bửu học rất giỏi, đỗ đầu Tú tài bản xứ và Tú tài Tây, được học bổng sang Paris du học. Sau đó, ông học tại Đại học Oxford - Anh. Dạy học ở Huế. Là huynh trưởng hướng đạo sinh Trung kỳ. Tham gia Cách mạng Tháng Tám: làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại Giao (9/1945-1/1946), làm Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (từ 3/1946). Tham gia Hội nghị Đà Lạt (4/1946), hội nghị Fontainebleau (6/1946). Từ tháng 8/1947 – 8/1948 ông là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, từ tháng 9/1948 đến 1961 là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác. Năm 1954 tham gia Hội nghị Genève và thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết Hiệp định. Giám đốc Đại Học Bách khoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976). Huân chương Độc lập hạng Nhất, giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quí khác… Giáo sư Tạ Quang Bửu là người có kiến thức bách khoa hiếm có về các ngành khoa học. Là người thầy đã dẫn dắt hàng ngàn nhà khoa học lỗi lạc khác đi vào khoa học. Là một nhà trí thức đã sống hết mình với Cách mạng, Kháng chiến và đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử văn hóa nước nhà. Đó là một con người cao cả và nhân hậu, một tấm gương trung thực của một nhà quản lí cấp cao, một bậc thầy mãi mãi được người đương thời và người mai sau ngưỡng mộ.
Đã có hàng trăm bài viết của các nhà khoa học, văn hóa viết về ông, sinh động, phong phú, chân tình.
Ngay trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt, ông đã mời một số nhà toán học Pháp được tặng Huy chương Fields (được coi như Giải thưởng Nobel trong toán học) như Laurent Schwartz, Alexandre Grothendieck sang thăm Việt Nam, đọc bài giảng về các vấn đề toán học hiện đại nhất, để cập nhật kiến thức cho đội ngũ nghiên cứu toán học nước ta.
Ông là người đề xướng và tổ chức thực hiện việc thi tuyển sinh đại học và kiểm tra kiến thức nghiên cứu sinh một cách công bằng, minh bạch. Ông cũng là một trong những người chủ trương mở các lớp phổ thông chuyên toán ở nước ta vào năm 1965, từ đó đào tạo được mấy thế hệ các nhà khoa học tài năng cho đất nước. Ông mạnh dạn đưa học sinh ta đi dự các Olympic Toán Quốc tế ngay từ mùa hè năm 1974, khi nửa nước còn chiến tranh giải phóng. Nhiều học sinh chuyên toán thời ấy, về sau, đã trở thành những nhà toán học, nhà vật lý, nhà cơ học hay nhà quản lý khoa học và giáo dục có tiếng...

Tại Paris, thủ đô nước Pháp, Viện sĩ Laurent Schwartz, nhà toàn học lỗi lạc được tặng Huy chương Fields (được coi như Giải thưởng Nobel trong toán học), đã viết trên tờ Le Monde (Thế Giới):
“Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm là những nhân vật lớn mà nước Việt Nam khoa học không thể nào quên (…). Hai ông đã tiến hành một cuộc đấu tranh đầy khó khăn cho sự vô tư trong khoa học. Các nhà toán học Việt Nam ngày nay đều kính trọng hai con người ấy. Do vậy mà ngày nay Việt Nam vẫn còn là một nước đạt trình độ nghiên cứu toán học cao nhất ở vùng Viễn Đông; ít ra là về những đỉnh cao nghiên cứu, còn về trình độ trung bình thì, giờ đây, Việt Nam đã bị các nước và lãnh thổ được gọi là những “con hổ châu Á” như Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan vượt qua. Nhưng, về những đình cao nghiên cứu, Việt Nam vẫn còn ở hàng đầu…”.
Năm 1929, là học sinh Trường Bưởi (Hà Nội), Tạ Quang Bửu đỗ đầu kỳ thi tú tài bản xứ (chương trình học và thi rất nặng). Sau đó, ông thi cùng học sinh các trường Tây, đỗ đầu tú tài Tây ban toán, và đỗ hạng ưu tú tài Tây ban triết. Toán học và triết học là hai môn được ông yêu thích ngay từ khi còn trẻ.
Đỗ cao nên ông nhận được học bổng của Hội Như Tây du học (một hội khuyến học của Nam triều) để sang Pháp học tiếp. Trước đó, vào năm 1928, các ông Nguyễn Xiển và Hoàng Xuân Hãn cũng đã nhận được học bổng của Hội này để đi du học.
Đến Paris , ngành học đầu tiên ông Bửu chọn là toán học. Các giáo sư Pháp rất quý ông về sự nhạy cảm toán học và óc suy luận thông minh, sắc bén. Sau này, GS Lê Văn Thiêm kể lại: Trong kỳ thi lấy một chứng chỉ rất khó, hơn 100 người dự thi, chỉ có 4 người đỗ trong đó có ông Bửu.
Sau khi theo học chương trình cử nhân khoa học tại Đại học Sorbonne (Paris), ông Bửu xuống Bordeaux để học thêm thầy Trousset về cơ học. Ông đọc kỹ cuốn Cơ học của Rauth và làm hầu hết các bài tập trong đó. Rồi ông dự thi và nhận được học bổng của Đại học Oxford bên Anh. Tại đây ông có cơ hội trau dồi tiếng Anh, nhất là về mặt ngữ âm và hội thoại, cũng như học cơ học lượng tử qua các xêmina. Năm 1938, ông lại có dịp trở lại nước Anh dự Trại Tráng sĩ của Tổ chức Hướng đạo Thế giới, thi lấy bằng trại trưởng. Một mẩu chuyện vui: Ông phải thi thuyết giáo về kinh Phúc Âm tại một nhà thờ Tin lành ở Anh, hấp dẫn đến mức có người tưởng ông là... mục sư!
Trở về nước, ông từ chối làm quan, chỉ nhận dạy toán và tiếng Anh tại Trường Thiên Hựu, một trường trung học tư ở Huế. Ông nhận thấy khó có thể hiểu sâu văn hóa Việt Nam và phương Đông nếu không học kỹ chữ Hán. Ông lên Bến Ngự xin thụ giáo cụ Phan Bội Châu, miệt mài nghiền ngẫm loại văn tự khó bậc nhất thế giới này. Ông dần tự đọc hiểu Luận Ngữ của Khổng Tử, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Nam Hoa Kinh của Trang Tử và nhiều tác phẩm kinh điển khác của triết học phương Đông trong nguyên văn Hán ngữ. Vốn kiến văn uyên bác ấy giúp ông gặt hái nhiều thành quả về sau...             
Ngay trong mấy năm đầu chống Pháp vô cùng khó khăn, ông liên tiếp cho ra mắt bạn đọc nhiều cuốn sách như: Thống kê thường thức, Vật lý cương yếu, Nguyên tử - Hạt nhân - Vũ trụ tuyến, và Sống. Mới đây, Nhà xuất bản Giáo Dục đã in lạicác tác phẩm ấy.
Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 1948 ở Việt Bắc, ông Nguyễn Xiển nói: “Trong thời kỳ kháng chiến này, ông Bửu là nhà khoa học viết được nhiều nhất, do vậy có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến các thế hệ đương thời.” Rồi ông Xiển dự báo: “Với những người mở đường như ông Bửu, ông Thiêm, chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học có tài không kém nước khác.”
 GS Lê Văn Thiêm có lần kể lại: “Năm 1951, đến thăm anh Bửu tại một ngôi nhà lá dùng làm trụ sở của cơ quan Bộ Quốc phòng giữa rừng Tuyên Quang, tôi kinh ngạc và thú vị khi thấy, tuy chìm ngập trong công việc, anh vẫn dành thời gian đọc các sách báo toán nổi tiếng qua tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức...”.
GS Bửu có thói quen đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc, đọc rất nhanh, nhớ rất lâu. Có lần qua châu Sơn Dương, ngồi trên lưng ngựa, mải mê đọc Nicolas Bourbaki, ông ngã tòm xuống suối! Về sau, ông viết cuốn Về cấu trúc của N. Bourbaki (1960). Và, cuốn sách giới thiệu khoa học hiện đại cuối cùng của GS Bửu là cuốn Hạt cơ bản in sau khi ông qua đời.
Theo GS Thiêm thì “năng lực tự học của anh Bửu gần như là một thiên huyền thoại!”
Nhà ngôn ngữ học toán học người Mỹ Noam Chomsky, người được tạp chí Mỹ Newsweek (Tuần Tin tức) đánh giá là “một trong những nhà bác học lớn nhất thế kỷ 20”, nhiều lần sang thăm Việt Nam và trò chuyện với GS Tạ Quang Bửu. Trở về Mỹ, N. Chomsky viết bằng tiếng Pháp: “Monsieur Ta Quang Buu est un homme d’une intelligence formidable!” (Ông Tạ Quang Bửu là một người thông minh khủng khiếp!).
GS Bửu còn là người tinh thông nhiều ngoại ngữ. Ông Nguyễn Xuân Huy cho biết: Hồi Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta nhận được pháo phòng không của Liên Xô (cũ), kèm theo một bản hướng dẫn cách sử dụng máy ngắm bắn máy bay bằng tiếng Nga. Ông Huy không biết nhờ ai dịch, bởi vì lúc đó ở Bộ Quốc phòng chỉ có phiên dịch tiếng Trung Quốc. Nghe nói trên Bộ có ông Bửu chỉ tự học ba tháng đã đọc hiểu tiếng Nga, ông Huy liền cuốc bộ suốt một ngày một đêm lên gặp.
“Anh Bửu xem lướt qua, rồi đọc một mạch tiếng Nga làm tôi phục quá! Xong, anh dịch ngay ra tiếng Pháp cho tôi đem về đọc lại thật kỹ để hướng dẫn bộ đội.” Ông Huy kể lại mẩu chuyện đó trong một bài hồi ký in gần đây.

Năm 1963, nhà toán học Ba Lan Mikusinsky gửi tặng GS Bửu một số kết quả nghiên cứu mới của mình. GS Bửu đọc thẳng tiếng Ba Lan và sau đó thuyết trình về toán tử Mikusinsky cho các giảng viên toán tại các trường đại học ở Hà Nội.
Còn về tiếng Anh, thì trong những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám, là Tham nghị trưởng ngoại giao (lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Bửu giúp Bác Hồ soạn thảo các bức công hàm gửi Stalin, Truman, Atlee..., và tiếp các nhà ngoại giao Anh, Mỹ...
Mới đây, trong cuốn sách dày hơn 500 trang nhan đề Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?), ông Archimedes L. A. Patti, một người Mỹ vốn là đại tá tình báo, miêu tả những con người và sự kiện ở Hà Nội vào năm 1945, trong đó có đoạn:
“Một vị khách đợi tôi ở biệt thự. Đó là ông Tạ Quang Bửu, một người Việt Nam ưu tú, có lẽ gần 30 tuổi. Tôi nhớ hình như đã trông thấy ông ở đâu đó nhưng không chắc lắm. Tôi và Bernique bắt tay ông. Ông tự giới thiệu là “do Bộ Nội vụ cử tới”. Ông nói tiếng Anh hoàn hảo với giọng đặc Oxford, không lơ lớ chút nào, khiến tôi sững sờ kinh ngạc...”.


GS Hoàng Tuỵ – nhà toán học số một của Việt Nam
GS Hoàng Tụy là cháu gọi Tổng đốc Hà Nội, người anh hùng Hoàng Diệu là bác ruột.27 tuổi, ông làm Trưởng ban Tu thư (biên soạn chương trình và sách giáo khoa). Ông là cha đẻ của thuyết Tối ưu toàn cục lừng danh trong toán học, đồng thời là tác giả của hơn 150 công trình công bố trên quốc tế…Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, năm 1996.


Hoàng Tụy (17 tháng 12 năm 1927) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam . Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam . Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.

Không chỉ là một nhà Toán học, Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam .
 Tiểu sử
  • Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của em trai Hoàng Diệu. Ông mồ côi cha từ năm lên bốn tuổi.
  • Tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
  • Năm 1951, ông theo học Trường khoa học cơ bản do Lê Văn Thiêm phụ trách.
  • Năm 1954, Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Tháng 3 năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán-lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva.
  • Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội; là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989.
  • Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuy's cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).
  • Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát" và nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi.
  • Tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về "Quy hoạch không lồi" đã được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tuỵ cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu Toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.
  • Trong những năm của thế kỉ 21, GS Hoàng Tuỵ đã dồn nhiều nỗ lực của mình vào việc phê phán sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục.
Một số công trình khoa học
  • Trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm, ...
  • Reiner Horst và Hoàng Tụy (2006 - xb lần thứ 3). Global Optimization - Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục - các cách tiếp cận tất định), Springer - Verlag.
  • Năm 1996, ông cùng Giáo sư Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, đang được Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở nhiều nơi.
  • Một cuốn sách khác, bộ Convex Analysis and Global Optimization, một giáo trình nghiên cứu trong ngành tối ưu toàn cục, cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.
  • Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980-1990), uỷ viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế]
Danh dự, giải thưởng
  • Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển (1995).
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).


GS.Lê Văn Thiêm
cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành một phần của lịch sử phát triển Toán học Việt Nam hiện đại.


GS Lê Văn Thiêm ( hình chụp qua máy vi tính)



Giáo sư Lê Văn Thiêm sinh ngày 25/3/1918 tại làng Lạc Thiện, xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình trí thức. Năm 1949, đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, ông đã từ châu Âu về Việt Nam qua đường Thái Lan. Sau đó ông đi bộ từ Nam Bộ ra Việt Bắc, tham gia xây dựng trường đại học đầu tiên ở chiến khu. Cùng các trí thức khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa,... ông đã xây dựng nền móng cho khoa học Việt Nam . Với sự trợ giúp của GS Hoàng Tụy ông đã góp phần đưa nền Toán học Việt Nam trong thời kỳ 1960-1980 lên một vị trí cao trong khu vực, được cả thế giới biết đến. Tới nay cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành một phần của lịch sử phát triển Toán học Việt Nam hiện đại. GS Lê Văn Thiêm nhận bằng tiến sỹ tại ĐHTH Göttingen,Đức, nơi được coi là trung tâm toán học thế giới trước Đại chiến Thế giới lần thứ II. Nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới như F. Gauss, G. Dirichlet, R. Dedekind, B. Riemann, F. Klein, D. Hilbert, H. Minkowski, E. Noether, H. Weyl, R. Courant... đã làm giáo sư ở đây và đây cũng là nơi đào tạo ra nhiều nhà toán học nổi tiếng cho thế giới. Chúng ta có thể tự hào là người Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ toán lại bảo vệ tại trung tâm toán học nổi tiếng nhất thế giới thời bấy giờ.


Năm 1939, ông thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B (Lý - Hoá - Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường đại học sư phạm Paris (école Normale Supérieure).Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1944 về giải tích phức, Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949.
Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Các vị trí từng nắm giữÔng là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt nam là tạp chí “Acta Mathematica Vietnamica” và “Vietnam Journal of Mathematics”.Ông giữ vị trí đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (1956 – 1980).
Ông cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Sư phạm Khoa học) và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Khoa học Cơ bản). (1951-1954)
 Nghiên cứu khoa họcGiáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt nam.Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam như
  • Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964)
  • Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966)
  • Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967)
Ông đã ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốn sách chuyên khảo “The Theory of Groundwater Movement” (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Moskva năm 1977.Ông đã cùng với các cộng sự ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng toán học để góp phần giải quyết các vấn đề như:
  • Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn
  • Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An
Ông là tác giả của khoảng 20 công trình toán học được đăng trên các tạp chí quốc tếÔng chủ biên nhiều sách về toán học. Trong đó có 2 cuốn sách chuyên khảo : Một số vấn đề toán học trong lý thuyết đàn hồi ( 1970) và Một số vấn đề toán học chất lỏng nhớt ( 1970).
Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
 Hình ảnh công cộng
  • Giải thưởng Lê Văn Thiêm của Hội Toán học Việt Nam dành cho những người nghiên cứu, giảng dạy toán và học sinh giỏi toán xuất sắc ở Việt Nam được trao hàng năm.
  • Đầu năm 2007, UBND thành phố Hà Nội có quyết định đặt tên đường Lê Văn Thiêm nối từ đường Lê Văn Lương đến đường Nguyễn Huy Tưởng. Lê Văn Thiêm là nhà Toán học Việt Nam đương đại đầu tiên được đặt tên đường. Trước đây đã có hai đường mang tên Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là hai nhà Toán học từ thế kỷ XV ở nước ta được đặt ở Hà Nội.
Pháp trao huy chương về khoa học cho GS-VS Nguyễn Văn Hiệu
TT (Hà Nội) - Ngày 5-12, Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã trao tặng huy chương cao nhất của CNRS cho giáo sư - viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu (nguyên giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, nay là Viện Khoa học - công nghệ VN).
Đây là phần thưởng của Pháp dành cho các nhà khoa học nước ngoài có đóng góp quan trọng vào nền khoa học quốc tế, góp phần nâng cao mối quan hệ giữa nền khoa học của Pháp với nền khoa học các nước. Đây là lần đầu tiên CNRS trao huy chương về khoa học cho một nhà khoa học VN.
Giáo sư - viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu sinh năm 1938, từng có hơn 200 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín của thế giới, được giới khoa học quốc tế đánh giá cao về những nghiên cứu của ông đối với khoa học.
Ngày 10/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã thay mặt Chủ tịch nước trao tặng Huân chương độc lập hạng Nhất cho GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, một nhà khoa học xuất sắc luôn “chống gậy đi trước” trong công cuộc chấn hưng và phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà.


GS Nguyễn Văn Hiệu nhận Huân chương độc lập hạng nhất  do PCT nước NguyễnThị Doan trao tặng ( ảnh chụp từ màn hình máy tính )

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: “Tôi rất khâm phục tài năng cũng như tinh thần hết mình vì sự phát triển khoa học và ứng dụng khoa học cho sự phát triển kinh tế đất nước. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là một thầy giáo, một nhà khoa học, một nhà quản lý và là một chính trị gia. Ở cương vị nào ông cũng luôn là người đi tiên phong, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó”.

Vài nét về công trình khoa học GS Tôn Thất Tùng




GS Tôn Thất Tùng
Những công trình khoa học của Tôn Thất Tùng
 Nhiều bài viết cho biết ông để lại cho đời 123 công trình, nhưng tôi chỉ tìm thấy 31 bài báo của ông trong y văn. Thông tin về 31 công trình nghiên cứu có thể xem trong bảng dưới đây.  Nhìn qua danh sách này chúng ta thấy phần lớn những công trình của GS Tôn Thất Tùng được công bố trên tập san y khoa của Pháp (15 bài) và Đức (11 bài).  Phần còn lại công bố trên tập san của Anh (Lancet, 2 bài), Nga (2) và Hungary (1).

So với thời nay, Giáo sư Tôn Thất Tùng bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu khá trễ, nhưng ông công bố rất đều đặn.  Công trình nghiên cứu của ông được công bố vào năm 1956, tức lúc ông 44 tuổi.  Đó là một công trình này mô tả sự có mặt của Salmonella hvittingfoss trong phổi, chứ chẳng dính dáng gì đến phẫu thuật.  Kể từ đó, năm nào ông cũng có công trình trên tập san y khoa Pháp và Đức.  Có một công trình cùng tựa đề và cùng nội dung nhưng ông công bố trên 2 tập san (một ở Đức và một ở Pháp)!  Điều đáng chú ý là ông qua đời năm 1982, nhưng năm 1995, con ông là GS Tôn Thất Bách vẫn ghi tên ông là đồng tác giả một bài báo đăng trên tập san Chirurgie (Pháp)!

GS Tôn Thất Tùng cũng từng làm nghiên cứu về chất độc da cam.  Bài báo trên bee.net.vn viết rằng “Ông còn được thế giới trân trọng vì đã công bố những công trình mở đường cho việc nghiên cứu chất độc da cam/dioxin.”  Thật ra, ông chưa bao giờ công bố một công trình nào về chất độc da cam trên bất cứ một tập san y khoa quốc tế nào. Lúc sinh tiền, ông có trả lời phỏng vấn của kí giả Mĩ về chất độc da cam, mà trong đó ông nói rằng Agent Orange có liên quan đến dị tật bẩm sinh và ung thư, nhưng giới chuyên môn Mĩ lúc đó lịch sự xem đó là một “interesting observation” (quan sát thú vị) vì phương pháp nghiên cứu của ông chưa được đánh giá là chuẩn mực.  Sau sự kiện này, ông mới phát hiện rằng phương pháp dịch tễ học và thống kê rất quan trọng trong y học và có ý định phát triển bộ môn này ở Việt Nam .

Nhưng thành tích của GS Tôn Thất Tùng quả thật đáng khâm phục.  Phải nói rằng trong điều kiện khó khăn thời đó (50 năm về trước) và phương tiện còn kém, mà ông và đồng nghiệp đã liên tục công bố những công trình nghiên cứu như thế thì người viết bài này chỉ có 4 chữ để nói:
thán phụcngưỡng mộ.  Ông quả thật là một tấm gương để thế hệ sau noi theo, và để cho những ai còn ngụy biện rằng nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế nên nhìn lại mình.



Cuộc đời của GS. Vũ Tuyên Hoàng



 GS-Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng ( hình chụp từ màn hình máy tính)
Thành đạt sự nghiệp
Sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc, với hai vị thân sinh đều là các thi sĩ, văn nhân (nhà văn Vũ Ngọc Phan và nữ sĩ Hằng Phương), Vũ Tuyên Hoàng có một trụ đỡ văn hoá gia đình vững chãi.
Mặc dù là một người biết làm thơ và vẽ tranh, ông đã chọn cho mình con đường khoa học và công nghệ để sau đó liên tục thành công trong các chặng đường sự nghiệp của mình với tư cách một nhà khoa học trước, kỹ trị sau.
 Những giống lúa CH5, CH133, U14 hay U17, chống hạn, chống úng mà GS. Vũ Tuyên Hoàng từng sáng chế như những đột phá vào giai đoạn trước đây trong ngành sinh học phục vụ nông nghiệp Việt Nam.
Thành công trên lĩnh vực khoa học và công nghệ sinh học, nông nghiệp, trở thành viện sĩ nhiều viện hàn lâm quốc tế, Vũ Tuyên Hoàng còn tham chính và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong đảng và nhà nước.
Ông từng làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong bốn năm từ 1989 đến 1993. Giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng nhiều khoá liên tục từ khoá 5 đến khoá 8, trong những năm từ 1982 đến 2001.
Sinh ngày 2/12/1938 tại Hà Nội
Giảng viên ĐH Nông nghiệp I từ 1960-1968
Bảo vệ Tiến sĩ sinh học 1973 tại Liên Xô cũ
Bảo vệ Tiến sĩ khoa học nông nghiệp 1977, L.Xô cũ
Uỷ viên BCH TƯ Đảng khoá V, VI, VII, VIII từ 1982-2001
Đại biểu quốc hội các khoá VIII, XI và XII
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển N.Thôn (1989-1993)
Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học nông nghhiệp Nga (1991)
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch HĐTƯ Liên hiện các Hội Khoa học - Kỹ thuật VN (2004-2009)
Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (2000)
Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất...
Mất ngày 26/2/2008 tại Hà Nội do lâm bệnh nặng.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields



Ngô Bảo Châu
 RẠNG DANH NƯỚC VIỆT: Trưa nay 19-8, giải thưởng Fields - được xem là giải "Nobel Toán học" - đã chính thức được Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao cho giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam. Hàng triệu người Việt vỡ òa hạnh phúc.
Đúng 10 giờ 30 giờ Ấn Độ ngày 19-8 (tức 12 giờ 55 phút theo giờ VN), tại Trung tâm Hội nghị quốc tế thành phố Hyderabad, hơn 4.000 nhà toán học, quan khách và đại diện nhiều phái đoàn ngoại giao đã có mặt để tham dự phiên khai mạc toàn thể.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, ông Nguyễn Hoành Sơn - đại diện lâm thời đại sứ quán VN tại Ấn Độ, GS Lê Tuấn Hoa, TS Phan Thị Hà Dương cùng một số nhà toán học Việt Nam đều có mặt tham dự phiên khai mạc.
Và nhân vật đặc biệt của sự kiện này - GS toán học Ngô Bảo Châu - cũng đã hiện diện trong sự chào đón của nhiều nhà toán học từ các quốc gia.
Cả hội trường đã vang lên tiếng vỗ tay rào rạt khi các giải thưởng được trao.
Ngay từ khi buổi lễ khai mạc bắt đầu, nhìn vào hàng ghế đầu của phiên khai mạc, giới toán học đã nhanh chóng khẳng định GS Ngô Bảo Châu chắc chắn sẽ giành giải Fields.
Đúng như dự đoán, không lâu sau đó, trong bốn cái tên được xướng lên đã có Ngô Bảo Châu. Tên GS Ngô Bảo Châu được xướng lên thứ hai trong bốn nhà toán học được giải Fields lần này:
- Elon Lindenstrauss, nhà toán học người Israel
- Ngô Bảo Châu (Việt Nam)
- Stalislav Smiarnov, nhà toán học người Nga, hiện đang làm việc tại Zurich (Thụy Sĩ)
- Cedric Villani, nhà toán học người Pháp.
Từ Việt Nam, qua thông tin của báo mạng, hàng triệu người Việt Nam vỡ òa hạnh phúc.
Ngoài giải thưởng Fields, nhà toán học Daniel A. Spielman (ĐH Yale, Hoa Kỳ) được trao giải thưởng Gauss.
Giải thưởng Chern lần đầu tiên được trao tại kỳ ICM lần này đã thuộc về nhà toán học Canada Luis Nirenberg.
Giải Nevanlinna được trao cho Daniel Spielman (Mỹ).
Trong những năm 1960 và 1970 Robert Langlands đã phát biểu những cơ sở khác nhau thống nhất những nguyên lý và phỏng đoán (conjectures) liên quan đến các dạng tự đồng cấu trong các nhóm khác nhau, các biểu diễn Galois và các hàm L. Điều đó dẫn tới những vấn đề mà ngày hôm nay chúng ta gọi chung là Chương trình Langlands.
Công cụ chủ yếu trong việc chứng minh một số trường hợp của những phỏng đoán này là công thức vết và trong khi áp dụng công cụ đó nhằm đáp ứng những mục đích kể trên, xuất hiện khó khăn trung tâm ngăn cản các nhà toán học: chứng minh sự đồng nhất (identities) tự nhiên trong giải tích điều hòa (harmonic – đồng điều) với các nhóm địa phương (local) cũng như các nhóm liên quan tới các đối tượng của hình học số (arithmetic geometric). Vấn đề này được biết đến với tên gọi Bổ đề Cơ bản. Sau nhiều tiến bộ với một loạt nghiên cứu vào năm 2004. Laumon và Ngô đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho một lớp nhóm riêng, và bây giờ Ngô chứng minh được Bổ đề một cách tổng quát.
Chứng minh kiệt xuất của Ngô cho những dự báo rất quan trọng và đã tồn tại rất lâu dài này dựa một phần trong việc đưa những kỹ thuật và đối tượng (objects) hình học mới vào giải tích sophisticated. Thành tựu của ông, nằm trên giao điểm của hình học đại số, lý thuyết nhóm và các dạng tự đồng cấu, dẫn tới nhiều tiến bộ có tính đột phá trong chương trình Langlands cũng như trong các lĩnh vực liên quan tới chương trình này.
GS Ngô Bảo Châu đã lập một kỳ tích và mang lại vinh quang đặc biệt cho đất nước, góp phần làm rạng danh nước Việt. Trong suốt 74 năm qua, châu Á mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản (vào các năm 1954, 1970 và 1990).
Giải thưởng Fields do nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập lần đầu được trao vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học.
Ngô Bảo Châu và kỳ vọng toán học VN Mời giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam làm việc Những người bạn lớn của toán học VN Ngô Bảo Châu sản phẩm đặc biệt của A0 Đôi cánh gia đình GS Ngô Bảo Châu: Trong khoa học, không có gì bạn làm một mình Ngô Bảo Châu đang ở trên đỉnh cao trong nửa đầu sự nghiệp
Giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận
 Đầu tháng 10/2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định trao Giải thưởng Kalinga 2009 cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt hàng đầu thế giới. Đây là giải thưởng quốc tế nhằm tôn vinh nỗ lực của những nhà nghiên cứu có nhiều thành công trong việc phổ biến kiến thức khoa học đến công chúng, cải thiện phúc lợi công cộng và làm giàu có thêm di sản văn hóa của các dân tộc và những giải pháp cho các vấn đề của nhân loại.  Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 5/11 trong thời gian diễn ra Diễn đàn Khoa học Thế giới, tại thủ đô Budapest ( Hungary ).
- Giáo sư Trịnh Xuân Thuận không chỉ nổi tiếng là nhà vật lý thiên văn có nhiều công trình nghiên cứu về vũ trụ gây tiếng vang lớn. Ông còn là nhà văn, nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Khoa học đối với ông không chỉ dành riêng cho những nhà thông thái, mà luôn nhắm tới công chúng bình dị. Những tác phẩm best-seller của ông như Những con đường ánh sáng, Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn  trong lòng bàn tay, Lượng tử và hoa sen, Nguồn gốc…đã được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới
Một người Việt giành 12 giải thưởng của IBM
TP - Với 30 năm nghiên cứu công nghệ nano, tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn đã có hơn 100 bằng sáng chế tại Mỹ, giành được 12 giải thưởng của IBM về thành tựu phát minh, trong đó có bằng sáng chế về hệ thống nhớ cho máy tính đem về hàng chục triệu đô la lợi nhuận cho IBM.


Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn ( ảnh chụp từ màn hình máy tính)



Say mê với những “con chip”
Sang Mỹ du học từ năm 1974, cậu học trò trường Petrus Ký (nay là PTTH Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh) đã bén duyên với các nghiên cứu khoa học.                               Tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Đại học Quốc gia New York năm 1978 và có bằng Tiến sỹ hóa học năm 1981 tại Đại học Brown, Nguyễn Văn Sơn về đầu quân cho hãng máy tính nổi tiếng IBM từ năm 1981 tại phòng nghiên cứu phát triển và gắn bó với các nghiên cứu vật liệu làm tăng tốc độ của máy tính.                                Chỉ cần vào trang web của IBM gõ từ “Son Van Nguyen”, có thể tìm được tên anh hiện ra với những phát minh đã gắn liến với tên tuổi của IBM. Nếu tính tổng cộng những phát minh của Nguyễn Văn Sơn trong suốt chừng ấy năm nghiên cứu khoa học, con số đã lên tới hơn 100.                                                                              Đây là một con số không hề nhỏ trong giới nghiên cứu tại Mỹ. Riêng tại IBM, Nguyễn Văn Sơn đã có hơn 44 bằng sáng chế và đã giành được 12 giải thưởng của IBM về thành tựu phát minh.       Hỏi chuyện về công việc, anh say sưa kể về những “con chip” (chipset). Anh cho biết: “Công việc của tôi là nghiên cứu về nano, về những vật chất có tính dẫn điện cao như chip của máy tính chẳng hạn, để có thể sản xuất ra những chiếc máy tính chạy cực nhanh, tải ít năng lượng hơn, thông minh hơn”.
Những “con chip” dù nhỏ bé vậy nhưng đã làm anh tốn bao công sức cũng như không ít mồ hôi nước mắt để đưa ra những đường hướng phát triển cho những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Với cương vị trưởng phòng kỹ thuật, anh cũng trực tiếp tham gia nghiên cứu nhưng quan trọng nhất là phải đưa ra được định hướng phát triển để có thể cho ra đời những sản phẩm tốt nhất.
Hiện tại, ngoài công việc nghiên cứu cho IBM, anh vẫn tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Cho đến nay, anh đã xuất bản và giới thiệu  hơn 88 bài viết tại nhiều tạp chí chuyên ngành và tại các hội thảo quốc tế. Anh tham gia nhiều hội nghị chuyên ngành trên thế giới, năm nay là San Francisco , năm tới là Hawaii và Nhật.                                                                                     Bao nhiêu năm sống ở Mỹ cũng là chừng ấy thời gian Nguyễn Văn Sơn làm việc cho  cơ quan Hợp tác khoa học Việt - Mỹ. Đây là tổ chức do các giáo sư Mỹ đứng ra thành lập để làm việc cho Việt Nam .                                                                                   Những hợp tác khoa học, những học bổng dành cho sinh viên Việt Nam đã được cơ quan này dành cho Việt Nam ngay từ sớm. Mặc dù đây là một tổ chức phi lợi nhuận, mọi người làm việc ở đây trên tinh thần tự nguyện, không có lương bổng nhưng Nguyễn Văn Sơn vẫn gắn bó với cơ quan này với tâm niệm: “Đóng góp được gì cho đất nước thì mình thấy vui rồi và đa số Việt kiều đều mong muốn vậy”.                                                                                        Vì thế, ngay từ năm 1982, Nguyễn Văn Sơn đã trở về Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với trung tâm nghiên cứu khoa học tại Nghĩa Đô, Hà Nội. Anh đã từng phỏng vấn và đưa hàng trăm sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học.Những chuyến đi về Việt Nam cũng đã giúp anh tìm được người bạn đời. Chị là giảng viên đại học tại TP Hồ Chí Minh và cũng đã giúp nhiều sinh viên Việt Nam sang châu Âu và Mỹ du học.“Việt Nam mới chỉ tạo ra người đi học nhưng chưa tạo được người làm việc. Các công trình lớn đều do người nước ngoài làm” - Đó là những trăn trở của tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn và vì thế, khi nhận được lời mời từ trong nước, anh đều không từ chối bởi hy vọng mình có thế giúp đào tạo ra nhiều kỹ sư công nghệ cao cho đất nước cũng như tạo được nhiều người làm được việc.Trung bình mỗi năm Nguyễn Văn Sơn về Việt Nam từ khoảng 2-3 lần. Khoảng ba năm nay, anh nhận được lời mời về nói chuyện công nghệ nano cho các trường đại học Việt Nam . Gần đây nhất, anh được mời làm cố vấn trong thời gian 5 năm với Đại học Trà Vinh.Cuối câu chuyện, anh Sơn bất ngờ cho tôi xem một kỷ vật mà anh luôn mang theo người với một niềm tự hào. Đó là chiếc thẻ Hội viên Hội Việt kiều yêu nước tại Mỹ. Anh cho biết, vết thương chiến tranh là rất lớn nhưng mọi việc giờ đây đã đi vào quá khứ, phần lớn Việt kiều tại Mỹ vẫn tin tưởng vững chắc vào tương lai của Việt Nam.
Hiện tượng Lê Văn Thành
32 tuổi, Lê Văn Thành trở thành nhà toán học sở hữu 16 công trình đã công bố, nhà nghiên cứu xác suất - thống kê nổi tiếng thế giới. Rất nhiều người đã gọi tác giả của 20 định lý toán học trừu tượng này là “hiện tượng” Lê Văn Thành

 Lê Văn Thành ( trái) và GS Louis Chen ( Singapore )tại Trung tâm quốc tế vật lý lý thuyết Italya năm 2007 ( Hình chụp từ  màn hình may tính )
Có tên trên trang web Hội Toán học Mỹ
Theo chỉ dẫn của một bạn trẻ, tôi vào trang web của Hội Toán học Mỹ (AMS) www.ams.org/mrlookup. Gõ thêm họ tên không dấu “Le Van Thanh”, tôi - cũng như bất cứ bạn đọc nào - có thể xem bất cứ bài báo nào của Lê Văn Thành, in trên tạp chí toán học nào, số bao nhiêu, vào những năm nào.
Tự học ngoại ngữ là chính, Lê Văn Thành quen viết công trình bằng tiếng Anh. Nếu văn học sử dụng ngôn ngữ toàn dân, ai xem cũng hiểu, thì toán học sử dụng ngôn ngữ đặc thù, đòi hỏi người xem phải được chuẩn bị sẵn một “hành trang học thuật” dày dặn mới hiểu nổi. Hành trang ấy thường là trình độ tiến sĩ hay ít ra cũng là thạc sĩ chuyên ngành. Chính vì vậy, ngay cả khi đã dịch sang tiếng Việt rồi, thì bài báo kia vẫn chẳng dễ hiểu chút nào đối với “người ngoại đạo”. Tuy nhiên, ta có thể yên tâm bởi vì, trước khi đưa in trên trên tạp chí quốc tế Xác suất và Thống kê toán học số 2 năm 2005, bài báo ấy đã được các chuyên gia có thẩm quyền phản biện kỹ. Bởi thế, mới được chuyên mục “điểm báo toán học” của Hội Toán học Mỹ ghi nhận.
Đồng hành cùng các nhà toán học nước ngoài
Qua các công trình đã công bố, Lê Văn Thành biết GS. Andrew Rosalsky, Đại học Florida (Mỹ) là một chuyên gia có tiếng đang nghiên cứu cùng lĩnh vực với anh. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ mất sớm, cha ốm đau luôn, Thành không có tiền để mua các bài báo khoa học theo cung cách “chính tắc”. Anh đành vào trang web của mấy tờ tạp chí “gối đầu giường”, rồi download miễn phí bản tóm tắt các bài báo của A.Rosalsky mà anh quan tâm. Sau đó, gửi email đề nghị ông cung cấp cho anh toàn văn các bài báo ấy. GS. Rosalsky rất đỗi ngạc nhiên khi nhận được thư anh, một tài năng trẻ có nhiều khám phá thú vị, hiện đang sống tại thành phố Vinh cách Florida nửa vòng trái đất. Ông liền mời anh cộng tác để nghiên cứu về sự hội tụ đầy đủ theo trung bình của tổng các biến ngẫu nhiên độc lập trong không gian Banach.
Lê Văn Thành còn viết chung công trình với một số nhà toán học nước ngoài khác như Andrei Volodin ( Canada ), Ulrich Stadmueller (Đức)… Ngoài mấy công trình có đồng tác giả, các công trình khác là do anh tự viết lấy. Là nhà nghiên cứu xác suất - thống kê được thế giới biết tiếng, tác giả của nhiều định lý mới trong toán học, Thành được mời phản biện các bài báo khoa học có thể được chọn in, cho 4 tạp chí quốc tế: Statistics and Probability Letters (Thông tin về Thống kê và Xác suất), Journal of Mathematical Analysis and Applications (Tạp chí Toán học Giải tích và Ứng dụng)…
Nhiều công trình lọt vào danh sách ISI
Ngày nay, để đánh giá sự đóng góp của một nhà khoa học, nếu chỉ nêu lên số lượng công trình không thôi, thì chưa đủ. Còn phải căn cứ vào chất lượng các công trình ấy được thể hiện qua chỉ số trích dẫn. Một công bố khoa học được nhiều đồng nghiệp trích dẫn là một công bố có hệ số ảnh hưởng cao.
Viện Thông tin Khoa học (ISI) được Eugene Garfield sáng lập năm 1960. Danh sách các tạp chí được ISI tuyển chọn (gọi tắt là danh sách ISI) dựa trên chỉ số trích dẫn là danh sách khách quan nhất, được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Hầu hết các tạp chí khoa học có uy tín nhất đều được đưa vào danh sách ISI nên để có tên trong danh sách ISI không phải là chuyện dễ. Cho đến nay, chưa có tạp chí khoa học nào của Việt Nam lọt vào danh sách ấy. Các tiêu chí đánh giá của ISI được hầu hết tổ chức khoa học trên thế giới dùng làm nguồn tham khảo chính để xác định thực lực nghiên cứu của một nhà khoa học, một viện, một trường đại học hay một nước.                                                                                     PGS.TS Nguyễn Thành Quang, chủ nhiệm Khoa Toán, Đại học Vinh cho biết: “Lê Văn Thành đã công bố 16 công trình, không ít trong số đó được in trên các tạp chí thuộc danh sách ISI, nghĩa là các tạp chí được trích dẫn nhiều, có tầm ảnh hưởng rộng. Lâu nay, nghiên cứu khoa học ở “tỉnh lẻ” dễ rơi vào tình trạng ếch ngồi đáy giếng. Thế nhưng, Lê Văn Thành và nhiều bạn trẻ khác đã tránh được tình trạng ấy. Bởi vì, các bạn ấy dám mơ ước vươn ra thế giới. Và, điều đáng quý hơn nữa là luôn khiêm tốn, coi thành công của mình chỉ mới là bước đầu tập dượt trên con đường dài, rất dài của khám phá, phát minh…”.


Giảng viên Việt Nam đầu tiên ở Đại học Oxford
TP - Tốt nghiệp thủ khoa khoa CNTT tại Trường Đại học Bristol (Anh), 26 tuổi bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ tại đại học Oxford, sau đó được giữ lại nghiên cứu và giảng dạy, Nguyễn Hoàng Long trở thành giảng viên Việt Nam đầu tiên tại trường đại học danh tiếng thế giới.                                                                                          Từ bỏ cơ hội lớn để học tại Oxford
Sinh năm 1983 tại Hà Nội, là anh cả trong gia đình, ngay từ bé Nguyễn Hoàng Long đã thể hiện tính độc lập cao trong suy nghĩ và học tập. Suốt những năm tháng học trò, Long mơ ước được đi du học.                                         Ngoài lý do nối tiếp truyền thống gia đình, Long đặc biệt thích Oxford, nơi 46 nhà khoa học đoạt giải Nobel, 25 thủ tướng Anh, sáu vị vua, nhiều nhà chính trị, nhiều nhà văn, nhà thơ, toán học, kinh tế, trong đó có Thủ tướng Anh Tony Blair, Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, và nhiều nhân vật nổi tiếng khác từng theo học.                      Chàng học sinh chuyên toán của Hà Nội nung nấu tham vọng một ngày nào đó, mình sẽ đến học tập tại đây.        Năm 2001, Long thi đỗ vào Đại học Bách khoa (lớp kỹ sư tài năng) và Đại học Xây dựng. Nhưng Long chọn đại học Bristol . Long thú nhận, hồi đó thích Oxford nhưng không có điều kiện nên không dám mơ. Anh coi Bristol như một thử thách cần vượt qua.                                 Long chia sẻ: “Có một cơ hội được học tập trong một môi trường mới, tiếp thu nền giáo dục mới sẽ rất quan trọng để rèn luyện bản thân. Đối với tôi, học đại học ở Việt Nam và học đại học ở nước ngoài chỉ khác nhau ở chỗ tạo ra những thử thách khác nhau. Tôi muốn xem khả năng của mình đến đâu”.                                        Bước ngoặt trong cuộc đời Nguyễn Hoàng Long là khi anh giành được giải thưởng nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuffield (Anh) vào năm học thứ hai tại đại học Bristol .“Đó là động lực rất lớn để tôi cố gắng nhiều hơn nữa cho ngành học bảo mật mà tôi theo đuổi. Điều quan trọng hơn là chứng minh sự lựa chọn của tôi không sai lầm. Tôi đã học và thành công với ngành học mà mình thích” - Anh tâm sự.
TS Nguyễn Hoàng Long ( bìa phải ) chụp hình lưu niệm với thầy giáo

Sau đó không lâu, Long tiếp tục giành giải thưởng từ hai công ty máy tính Logica và Inforenz cho những sáng kiến của mình về bảo mật. “Đó là do tôi may mắn”, Long cười.Năm học thứ hai và thứ ba tại đại học Bristol , Long đạt kết quả học tập xuất sắc nhất toàn khoa. Luận văn tốt nghiệp của Long đoạt giải thưởng dành cho luận văn nghiên cứu xuất sắc nhất.Tổng kết khóa học, anh ghi thêm tên mình vào danh sách những thủ khoa của đại học Bristol .Chưa nhận bằng tốt nghiệp, Long được công ty máy tính lớn nhất thế giới IBM và ngân hàng SHBC nhận vào làm việc. Đó là một vinh dự lớn nhưng anh đã từ chối.“Đó là một quyết định khó khăn. Đôi khi người ta mắc sai lầm và phải hối hận trong những quyết định như thế. Nhưng tôi đã từng mơ ước được học ở Oxford và đây chính là lúc tôi có thể thực hiện. Tôi biết rằng sẽ còn rất nhiều cơ hội ở phía trước”.
Tiến sỹ tuổi 26

Long nộp hồ sơ xin học tiếp vào đại học Oxford và được chấp nhận. Phải nói thêm rằng, để được nhận học tiếp tại đại học Oxford – ngôi trường danh tiếng và cổ nhất nước Anh, những hồ sơ xin học phải trải qua quá trình tuyển chọn rất khắt khe.Long được đặc cách làm tiến sỹ không qua văn bằng thạc sỹ. Lúc đó Long 22 tuổi. Anh trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận làm luận văn tiến sỹ tại khoa CNTT của Trường ĐH Oxford và được đích thân Giáo sư Bill Rosce, Trưởng khoa CNTT Đại học Oxford , trực tiếp hướng dẫn.Trong thời gian làm luận án, anh được mời giảng dạy sáu môn học khác nhau cho sinh viên đại học, thạc sỹ tại đây.Tiếng lành đồn xa, anh tiếp tục được 19 trường đại học hàng đầu của 10 nước khác nhau trên khắp thế giới mời đi giảng bài và thuyết trình, trong đó có những trường danh tiếng như ĐH Stanford của Mỹ, Cambridge, UCL ở Anh, ETH Zurich ở châu Âu, Thanh Hoa ở Trung Quốc…Một thành công nữa lại đến khi kết quả nghiên cứu về giao dịch tiền tệ qua mạng của Long được làm ba bản quyền quốc tế, làm tiêu chuẩn hóa ISO và được nhiều tạp chí đầu ngành của Mỹ, châu Âu và thế giới công bố, đặt tại những vị trí trang trọng.Trong các hội nghị khoa học do Microsoft tổ chức, Nguyễn Hoàng Long được nhắc đến với nhiều lời ngợi khen.Năm 2007, đại học Oxford trao cho Long giải thưởng dành cho sinh viên có kết quả nghiên cứu xuất sắc nhất và đến nay được giữ lại trường để nghiên cứu và giảng dạy. Nguyễn Hoàng Long trở thành người Việt Nam đầu tiên làm giảng viên tại đại học Oxford .                                                              Cha, mẹ chắp cánh ước mơThành công của Nguyễn Hoàng Long là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó có dấu ấn rất lớn của mẹ. Long cho biết, mẹ anh sang tận nơi chăm sóc và động viên suốt những năm Long học ở Bristol và Oxford .Bà Nghiêm Kim Bình tự hào: “Ngay từ bé Long luôn thể hiện sự độc lập không bao giờ để bố mẹ nhắc nhở về chuyện học hành. Gia đình tôi luôn đặt việc học của các con lên hàng đầu. Em trai Long - Nguyễn Hoàng Giang đang học tại đại học Tổng hợp London nên tôi sang Anh có điều kiện chăm sóc các con của mình, cả Long và em trai. Những thành tích Long đạt được không làm tôi ngạc nhiên, nhưng đó là món quà vô giá Long dành cho tôi”.Bố Long – ông Nguyễn Quốc Hoàng cũng dành tất cả cho việc học tập của con. Vò võ một mình trong nước, ông cặm cụi làm ăn lo kinh phí để vợ chăm con ăn học nơi xứ người. Nguyễn Hoàng Long tự nhận mình không phải là mọt sách. Ngoài thời gian học tập, nghiên cứu, Long tham gia vào môn thể thao đua thuyền của trường Oxford .Anh còn tích cực hoạt động trong Hội Sinh viên Việt Nam tại Oxford (gọi tắt là VOX). Cùng với VOX giúp đỡ sinh viên Việt Nam nộp đơn đăng ký nhập học vào ĐH Oxford, tư vấn cho các ứng viên về kinh nghiệm lựa chọn trường, cách xin học bổng, hay kêu gọi đóng góp đồng bào bị thiên tai, bão lụt, giúp các trẻ em nghèo và khuyết tật.Ngoài nghiên cứu, giảng dạy và đi thuyết trình, Long còn được mời tham gia vào dự án Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.        Được hỏi về dự định, anh hào hứng: “ Tôi sẽ ở lại Anh trong 3-4 năm tới để theo đuổi và phát triển thêm những cái đã làm, tạo thêm mối quan hệ, sau đó tôi sẽ về Việt Nam . Tôi mong muốn những kiến thức mình học được sẽ giúp được phần nào cho ngành bảo mật vốn còn non trẻ ở Việt Nam .Tôi cũng mong muốn được giảng dạy trong một trường đại học nào đó để trao cho sinh viên Việt Nam niềm đam mê và tạo cơ hội cho họ gặp gỡ những nhà khoa học, những giáo sư đầu ngành trên thế giới từ những mối quan hệ mà tôi đã tạo dựng được”. 

Bùi Thế Duy - Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam



Ở tuổi 31, Bùi Thế Duy là PGS trẻ nhất iệt Nam từ trước đến nay và là 1 trong những chủ nhiệm khoa trẻ nhất nước.
 Bùi Thế Duy, chủ nhiệm Khoa CNTT, ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), 31 tuổi. Anh là giảng viên trẻ nhất được công nhận chức danh phó giáo sư (PGS) trong đợt phong học hàm năm 2009, đồng thời cũng là PGS trẻ nhất từ trước đến nay. Trước đó, trong đợt xét công nhận chức danh GS, PGS năm 2007, có 2 PGS trẻ nhất được nhận học hàm này là Trần Hoài Linh, giảng viên khoa Điện, ĐH Bách Khoa Hà Nội và Nguyễn Quang Diệu, giảng viên khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội, cùng 34 tuổi ở thời điểm được phong. Tin vui này có lẽ không gây bất ngờ nhiều đối với những ai đã biết về Bùi Thế Duy. Sinh năm 1978 tại Hà Nội, Bùi Thế Duy không hề là cái tên xa lạ với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên hay những người hoạt động trong ngành Công nghệ Thông tin.
Nổi tiếng ngang… Lê Lai, Lê Lợi
Bùi Thế Duy là cựu học sinh Khối chuyên Toán – Tin, ĐH Tổng hợp (nay là Khối THPT chuyên Toán – Tin ĐH Quốc gia Hà Nội) - một địa chỉ nổi tiếng về đào tạo học sinh thi Olympic quốc tế, đặc biệt trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà việc thi HSG quốc tế rất được chú ý.Đây cũng là nơi xuất thân của nhiều nhà khoa học trẻ hiện đang là những cái tên triển vọng nhất nhì trong giới nghiên cứu trẻ của Việt Nam . Có thể kể đến Đàm Thanh Sơn (2 lần HCV Olympic Toán quốc tế) hiện là GS Vật lý tại ĐH Washington, Mỹ; Ngô Bảo Châu (2 lần HCV Olympic Toán quốc tế) hiện đang là GS Toán tại ĐH Paris 11, Pháp, người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Toán học Clay. Hoặc ở tầm trẻ hơn là Ngô Đắc Tuấn (điểm tuyệt đối Olympic Toán quốc tế), từng tốt nghiệp á khoa ĐH Bách Khoa Paris, hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, hay Đỗ Quốc Anh (điểm tuyệt đối Olympic Toán quốc tế), hiện đang làm giảng viên tại ĐH Quốc gia Singapore… Năm 1996, khi là học sinh lớp 12, Bùi Thế Duy từng đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi Tin học toàn quốc. Cùng năm, anh là 1 trong 6 thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) tại Hungary và anh đã dành được Huy chương Đồng. Không phải chỉ đến khi đạt được những thành tích này, Bùi Thế Duy mới được nhiều người biết đến. Từ khi còn là cậu học trò chuyên Toán, trường THCS Bế Văn Đàn, anh đã thường xuyên được các thầy cô mang ra làm “ví dụ” để làm gương cho lớp đàn em.Một cựu học sinh chuyên Toán trường này ở thế hệ sau kể về ấn tượng này trong một câu chuyện giữa học sinh các khối chuyên Tổng hợp: “Hồi ấy, các thầy cô suốt ngày nói về bác Đỗ (Quốc Anh) và Bùi (Thế Duy) đến mức bọn em thuộc lòng tiểu sử của 2 bác hơn tiểu sử Lê Lai, Lê Lợi”…

Chủ nhiệm khoa ở tuổi 31


Với những thành tích thời phổ thông, năm 1996, Bùi Thế Duy được tuyển thẳng vào ĐHQG Hà Nội. Hơn 1 năm sau đó, anh sang du học ở Australia theo học bổng toàn phần của Chính phủ nước này. Trong những năm tháng xa nhà ở xứ sở kanguru, anh luôn duy trì được sức học tốt và chỉ mất 3 năm để có bằng cử nhân của ĐH ĐH Wollongong.Năm 2001, anh tiếp tục theo học nghiên cứu sinh tại ĐH Twente, Hà Lan và cũng chỉ mất 3 năm để hoàn thành bằng tiến sỹ. Ở tuổi 26, trước ngưỡng cửa cuộc đời với nhiều
lựa chọn rộng mở, khác với nhiều du học sinh xác định lập nghiệp nơi xứ người hay định hướng làm việc một thời gian nhất định tại nước ngoài trước khi hồi hương, Bùi Thế Duy về nước ngay để làm giảng viên tại Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội).Chia sẻ về chọn lựa này, anh cho biết, làm giảng viên ở Việt Nam có thể thua thiệt một chút so với những cơ hội khác nhưng được gần gia đình và anh cũng mong có thể đóng góp một phần cho quê hương. Và chỉ chưa đầy 5 năm sau đó, những gì anh làm được chứng tỏ đó là một sự lựa chọn đúng hướng. Những bước tiến của Bùi Thế Duy trong nghề nghiệp có thể là sự khích lệ lớn với những giảng viên trẻ. Năm 2006, anh là phó chủ nhiệm bộ môn Mạng, Khoa CNTT, ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội). Năm 2008 làm trưởng Phòng thí nghiệm tương tác người - máy (tương đương chủ nhiệm bộ môn). Đầu năm 2009, anh được bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Công nghệ và hiện tại là một trong những chủ nhiệm khoa trẻ nhất tại các trường ĐH trong nước.

Mong muốn kết nối tài năng trẻ
Là một giảng viên trẻ, Bùi Thế Duy đã có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và đào tạo học trò cũng như đóng góp vào sự phát triển của CNTT nước nhà. Anh đã có 35 bài báo khoa học, trong đó nhiều bài tham dự các hội thảo quốc tế và được đăng trên các tạp chí quốc tế.








Nhiều đề tài nghiên cứu của anh có tính ứng dụng cao, như đề tài cấp Bộ “Xây dựng các khuôn mặt nói tiếng Việt phục vụ cho tương tác người – máy” năm 2005 – 2006 mà anh chủ trì được nghiệm thu xuất sắc, hay đề tài “Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị giám sát tình trạng bệnh nhân” năm 2006 của Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội.Đặc biệt, Bùi Thế Duy còn được biết đến với vai trò một người thầy trẻ nhiều kinh nghiệm và thành tích trong việc bồi dưỡng, đào tạo sinh viên. Anh đã 3 lần liên tiếp là huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam tham dự các kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC, trong đó có đội Chicken dành giải Nhất vòng loại châu Á năm 2007, đội Dragon Coders tham dự vòng chung kết toàn cầu năm 2008, đội The Last Chance cũng đạt thành tích này năm 2009. Không chỉ có bề dày thành tích trong profile khoa học, Bùi Thế Duy đã nhận được nhiều giải thưởng cấp quốc gia dành cho thanh niên. Anh là 1 trong 7 người trẻ nhận giải thưởng Qủa cầu Vàng năm 2006 do Trung Ương Đoàn trao tặng cho các thanh niên có đóng góp xàast sắc trong ngành CNTT. Tại Đại hội tài năng trẻ toàn quốc năm 2009 vừa qua, Bùi Thế Duy cũng gây ấn tượng với nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Một trong những mong muốn của “tài năng trẻ” này là kết nối trí thức trong và ngoài nước. “Nếu mình là một người giỏi trong một tập thể giỏi sẽ tự hào hơn" - anh tâm sự.
 
'Cô gái vàng' Olympic Hóa học


Nguyễn Thị Ngọc Minh  ( hình chụp qua màn hình máy vi tính)
Là nữ duy nhất của đoàn Việt Nam sang Matxcơva trong kỳ thi Olympic Hóa quốc tế lần thứ 39, Nguyễn Thị Ngọc Minh đã chứng tỏ bản lĩnh của mình khi giành được chiếc huy chương Vàng duy nhất cho đất nước.
Trong kỳ thi Olympic quốc tế lần thứ 39, ngoài chiếc huy chương Vàng của Minh, học sinh lớp 12 khối phổ thông chuyên ĐHQG Hà Nội, Phan Trần Hồng Hà và Bùi Lê Linh, 2 học sinh THPT Năng khiếu Trần Phú (Hải Phòng) đoạt huy chương bạc; Lê Đình Mạnh, THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) đoạt giải khuyến khích.
Thày Trần Thành Huế, giáo viên khoa Hóa ĐHSP Hà Nội, Trưởng đoàn nhận định đề thi năm nay khó nhất và điểm trung bình của tất cả thí sinh các đoàn là thấp nhất trong lịch sử 39 năm tổ chức thi Olympic Hóa học.
Ngọc Minh là học sinh giỏi toàn diện trong 12 năm học. Năm lớp 8 Minh đoạt giải nhất Hóa cấp quận, lớp 9 em đoạt giải nhì Hóa và Lý thành phố. Năm lớp 11 và 12 Minh đều đoạt giải nhì quốc gia môn Hóa. Ngoài giờ học trên lớp, Minh không tham gia các lớp học thêm mà dùng thời gian để tự học. Lúc rảnh rỗi em mua sách báo tự nghiên cứu. Có lẽ vì vậy mà tủ sách của Minh ngày càng nhiều và trở thành “bảo bối”.
Là người đam mê môn Hóa nên Minh cũng “đam mê lây” cả Toán và Lý. Do được tuyển thẳng vào đại học trước khi biết mình đoạt giải Olympic nên Minh đã đăng ký học tại ĐH Ngoại thương.
Minh bật mí về dự định trong tương lai của mình: “Em muốn tiếp tục theo đuổi môn Hóa lên một mức cao hơn, xin học bổng đi du học tại Anh hoặc Mỹ".

Những tài năng toán học 8X
Trong số 30 nhà khoa học, nghiên cứu sinh giúp tổ chức cuộc thi Toán học quốc tế (IMO) lần thứ 48, có những nhà Toán học thuộc thế hệ 7X và 8X từng đoạt các huy chương vàng, bạc, đồng.

Lê Anh Vinh, 24 tuổi đang làm Tiến sĩ Toán ở ĐH Harvard, Mỹ. Năm 2001, anh đoạt giải Bạc IMO 2001 và nhận được học bổng của Chính phủ Việt Nam và Australia học tại ĐH New South Wales.
Sau đó Vinh đã được nhận học bổng Tiến sĩ tại trường ĐH Harvard. Mỗi năm Harvard chỉ nhận 10 sinh viên đến làm luận án tiến sĩ và Vinh là người Việt Nam duy nhất năm ấy có vinh dự này.

Các tài năng trẻ toán VN( Hình chụp qua máy tính)

Hiện nay, ở Harvard cũng chỉ có chưa đến 10 người Việt Nam đang học tập, nghiên cứu. Kế hoạch của Vinh là hoàn thành bằng tiến sĩ tại Harvard, làm việc ở nước ngoài vài năm để lấy kinh nghiệm rồi về nước.Vợ chồng Đào Thị Thu Hà, 26 tuổi và Trần Minh Anh, 28 tuổi thực sự gây ấn tượng với người trò chuyện bởi sự trẻ trung và năng động. Thu Hà học khối chuyên THPT thuộc ĐH Khoa học tự nhiêm (ĐHQG Hà Nội) và theo học 2 năm hệ cử nhân tài năng của trường này. Sau đó Hà sang Pháp học tại ĐH Ecole Polytechnique, rồi làm luận văn thạc sĩ và đang làm luận án tiến sĩ.Khi sang Pháp, Hà gặp Minh Anh, học trước cô một khoá. Sau 4 năm cùng nhau học tập, họ làm lễ cưới. Đã cưới nhau được 2 năm, cặp vợ chồng này chưa có kế hoạch sinh em bé mà lại có kế hoạch “làm ra” 2 bằng tiến sĩ và tiếp đó là 2 bằng sau tiến sĩ tại Stanford University (Mỹ).Hà Huy Tài, người dự thi IMO lần thứ 30 tại Trung Quốc và lần thứ 31 tại Thụy Điển, sau tấm huy chương bạc, Tài được nhận vào học tại ĐH Curtin University of Technology (Australia). Học xong đại học, anh làm nghiên cứu sinh tại Queen’s University ( Canada ). Hoàn thành tiến sĩ, anh về nước và công tác tại Viện Toán. Từ năm 2001- 2004, anh sang Mỹ làm luận án sau Tiến sĩ ở ĐH Missouri - Columbia . Hiện nay, anh vẫn thuộc biên chế Viện Toán và cùng lúc tham gia giảng dạy tại ĐH Tulane University (Mỹ).

Tài khẳng định chúng ta có nhiều tiềm năng Toán học, có thể nhìn thấy ở các kết quả đạt được của Việt Nam trong các cuộc đọ sức quốc tế. Các nước đánh giá rất cao việc dạy kiến thức Toán học cho học sinh phổ thông tại Việt Nam . Các nghiên cứu về Toán học của Việt Nam cũng được đánh giá cao trong các nước phát triển và được thế giới biết đến.Tài cho biết, về đầu vào, sinh viên Việt Nam được chuẩn bị rất tốt một phần do phải cạnh tranh trong một kỳ thi ĐH hết sức khó khăn. Nhưng sinh viên các nước phát triển có ý thức học tập nghiên cứu hơn sinh viên ở Việt Nam rất nhiều do họ phải đóng những khoản học phí khổng lồ cho các trường ĐH phần lớn là trường tư.Hơn thế nữa, các trường của ta mỗi học kỳ chỉ kiểm tra 1 lần trong khi nước bạn kiểm tra liên tục với các bài tập lớn bắt buộc sinh viên phải học. Đó là điều làm nên sự khác biệt giữa khả năng nghiên cứu học tập của sinh viên trong nước và nước ngoài.Để thu hút các sinh viên, nhà khoa học trở về nước cống hiến, theo anh, không có gì khó khăn bởi, với những người làm khoa học, điều quan trọng là cần có cơ sở vật chất đủ tốt để nghiên cứu khoa học. Theo Huy Tài, các ngành khoa học cơ bản sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế đất nước.  
Sẽ thành tiến sỹ trước tuổi 28 
Hoàng Đức Ý đại biểu trẻ nhất đại Hội tài năng trẻ VN 
( ảnh chụp qua màn hình vi tính)
Sinh năm 1990, Hoàng Đức Ý là đại biểu trẻ nhất tham dự Đại hội Tài năng Trẻ Việt Nam lần thứ nhất với bảng thành tích dày đặc mà đỉnh cao là Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2008. Hiện, Ý đang học thêm tiếng Anh chuẩn bị sang Mỹ thực hiện mục tiêu lấy bằng tiến sĩ trước tuổi 28.
Gánh hàng rong của mẹ
Gặp Đức Ý vào một buổi sáng trước thềm Đại hội Tài năng Trẻ. Hiện Hoàng Đức Ý đang học tiếng Anh ở trường. Mỗi ngày Ý có thể nhớ 100 từ mới bằng phương pháp tư duy tưởng tượng hình ảnh.
Năm 2008, sau khi đoạt huy chương vàng Olympic toán học ở Tây Ban Nha, Hoàng Đức Ý được tuyển thẳng đại học. Cánh cửa đại học mở ra trước mắt với nhiều hướng nhưng chàng trai xứ Thanh đã chọn lớp toán trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Vì, ở đó Ý được theo đuổi sâu chuyên ngành toán.
Thế rồi, giấc mơ du học thành hiện thực khi Ý được Chính phủ cấp học bổng theo đề án 322 (học bổng dành cho sinh viên và cao học có thành tích xuất sắc) 27.000 USD/ năm. Với học bổng nhà nước và hỗ trợ của trường Ý sẽ hoàn thành đại học ở Mỹ năm 2014.
Sinh ra trong gia đình công chức ở Thành phố Thanh Hóa, bố là kế toán nhà nước, mẹ rong ruổi với gánh nộm ở chợ Đình Hương. Ý kể, trước đó mẹ cũng là công chức nhà nước nhưng sinh Ý là con thứ ba ngoài kế hoạch nên bị thôi việc. Ngày Ý ra đời mẹ phải rong ruổi bán bánh mì rồi chạy chợ. “Gánh hàng của mẹ đã nuôi mình ăn học”- Ý nói.

Niềm vui của tôi: Toán học
Nổi bật trong con người Hoàng Đức Ý là niềm đam mê Toán học. 12 năm liền Ý là học sinh giỏi toàn diện, ba năm cấp ba học chuyên Toán trường Lam Sơn.
Ý ví toán học như một mắt xích quan trọng trong sợi xích của đất nước, đặc biệt là đối với nền kinh tế, có kinh tế sẽ đầu tư cho toán học.
Ở một nước có nền toán học phát triển sẽ ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực như thuật toán ứng dụng công nghệ thông tin, mạng lưới bưu chính viễn thông, mã ATM, thống kê xác suất… “Nền toán học Việt Nam đang tụt hậu rất nhiều so với các nước khác, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp”.Mục tiêu của Ý không phải sau khi du học sẽ trở thành một giám đốc, điều hành hàng trăm, hàng nghìn công nhân với doanh thu tiền tỉ mà trở thành nhà nghiên cứu toán học.Nhưng những người nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay rất nghèo. Tôi đặt vấn đề: “Phải, GS.TS Ngô Việt Trung - Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam mức lương chỉ 4,2 triệu đồng/ tháng. Và tất nhiên dưới ông còn nhiều người lương thấp hơn nữa”- Ý nói.Tuy nhiên Ý chia sẻ đích quan trọng của con người là tìm được niềm vui trong công việc mà họ đam mê… “Với tôi, tôi tìm thấy niềm vui trong đam mê toán học” - Ý chia sẻ.     Năm 2008, Hoàng Đức Ý đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế (đứng thứ nhất Việt Nam và thứ 24/49 HCV toàn thế giới). Giải thưởng Hoa Trạng Nguyên hè 2008, giải thưởng toán học Lê Văn Thiêm năm 2009, gương mặt trẻ tiêu biểu của năm 2008, Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2009, học bổng Vallet năm 2008 - 2009 của Pháp.      
Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong
N tiến sĩ tui 25
    Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên trong lễ tốt nghiệp.
 ( Hình chụp qua màn hình máy tính)  

Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của ĐH Cambridge (Anh) có duy nhất một người Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên. Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng nhất (fist-class Honours), Kiều Liên đã vượt qua cuộc tuyển chọn gắt gao với 4 tiêu chuẩn: Trí tuệ đặc biệt ưu tú; Có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập; Có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới; Có mong muốn và khả năng cống hiến cho nhân loại bằng công trình nghiên cứu cụ thể.Cô được chọn là 1 trong 50 sinh viên trên toàn thế giới nhận học bổng Bill Gates trị giá 200.000 bảng Anh (tương đương 400.000 USD) để học thẳng tiến sĩ tại ĐH Cambridge, không phải theo học thạc sĩ.Trong thời gian học ở Cambridge (2004 - 2006), không chỉ nghiên cứu đề tài Công nghệ trong lĩnh vực cấu trúc nguyên tử và phổ cộng hưởng từ nhân trong dược phẩm với cơ thể con người, Kiều Liên còn được mời giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới.Điều này lại giúp cô tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế để rút ngắn thời gian học tiến sĩ trong một lĩnh vực mới trong 2 năm.Cô tâm sự, chính những lời động viên của Bill Gates trong lá thư gửi cho cô 3 năm trước đã là nguồn khích lệ mạnh mẽ, thúc đẩy cô học tập: “Tôi mong muốn cô có thể là một trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái nhìn về thế giới, làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn”.Vì lý do công việc, nên lễ trao bằng tiến sĩ của Kiều Liên phải hoãn vào tháng 7 năm nay, nhưng cô đã tốt nghiệp từ năm ngoái, khi vừa tròn 25 tuổi.
Kiều Liên đang là Giám đốc các Dự án nghiên cứu quốc tế của Tập đoàn TWI, Vương quốc Anh.

Còn rất nhiều những tài năng trí tuệ của Việt Nam mà tôi không thể nêu hết  được để các bạn cùng đọc, nhưng với chừng ấy thông tin mà tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau cũng đủ cho ta có quyền tự hào về  con người Việt Nam thông minh không thua kém bất kỳ một nước nào trên thế giới.
Tôi mong rằng Đảng và Nhà nước ta  có những quốc sách để thức dậy nguồn gen thông minh của người Việt Nam ta  làm nên những kỳ tích mới trong  mọi lĩnh khoa học kỹ thuật  nhằm đưa đất nước ta ngang tầm với các nước phát triển  trên thế giới



Địa chỉ của tôi:
Mail : hoangtukhang2003@yahoo.com
Blog: vn.360plus.yahoo.com/hoangtukhang2003 
 





CA KHUC : NHỚ ƠN THẦY CÔ- NHÓM MÁT NGỌC
Nguồn trích dẫn (0)
  1. hoangtuNA

    hoangtuNA

    Cách đây 9 phút
    Cảm ơn cháu HĐMX vào bài viết này và có  lời bình hay. Đây là những tư liêu từ nhiều nguồn khác nhau tích lũy lại. Trong dịp này chú mới tập hợp đưa vào cho bài viết này. Cháu có thể copy và lồng ghép vào những lúc thích hợp cho bài giảng, bài  hội thảo.v.v...
    Chúc cháu góp phần đào tạo thế hệ trẻ VN thành những người tài giỏi cho đất nước. Người hiền tài  là nguyên khí quốc gia.


  2. Hoa đào mùa xuân

    Hoa đào mùa xuân

    18:43 03-03-2011
    Bác tìm được những tư liệu quý giá về các nhà khoa học Việt Nam hay thế ạ . Cháu phục bác thật đấy !
  3. A child

    A child

    17:14 23-09-2010
           Xin mượn lời GS Châu trong một cuộc phỏng vấn với Báo Thanh Niên trước đây nói về BĐCB và Chương trình Langlands:
    “Các giả thuyết Langlands là động lực cho sự phát triển của toán học lý thuyết trong vòng bốn chục năm trở lại đây. Rất nhiều bài toán tưởng như là những viên gạch riêng lẻ, nay được các giả thuyết của Langlands sắp xếp lại thành một công trình kiến trúc vĩ đại. Cá nhân tôi xếp ngang hàng các giả thuyết của Langlands với hình học phẳng của Euclid hay phát minh ra nhóm Galois trong việc giải phương trình đại số...
    BĐCB là một bổ đề vì bản thân nó chỉ là một bài toán có tính kỹ thuật. Nhưng nó cũng không hẳn là bổ đề vì ông Langlands chỉ chứng minh nó trong một trường hợp đặc biệt còn trường hợp tổng quát thì được nêu như một giả thuyết. Còn cơ bản là vì cả một góc lớn của công trình kiến trúc kể trên sẽ sụp đổ nếu BĐCB không đúng. Ngoài ra, chứng minh BĐCB được nhiều người quan tâm vì ý tưởng của nó không gói gọn trong chương trình Langlands mà lại có dây mơ rễ má đến một số vấn đề của vật lý lý thuyết”.
    Lop12c11994
  4. A child

    A child

    17:13 23-09-2010
    Bổ đề cơ bản là gì? 
    * Xin cho hỏi bổ đề là gì, Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands mà GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh có ý nghĩa ra sao? (Hoàng Anh - Q.Ba Đình, TP Hà Nội)
    - Trong toán học, bổ đề là một giả thuyết đã được chứng minh hoặc chắc chắn sẽ được chứng minh dùng làm nền tảng để từ đó các nhà toán học tiếp tục nghiên cứu và đạt tới một kết quả cao hơn. Về bản chất, hầu như không có phân biệt chính thức giữa bổ đề và định lý ngoài mặt tác dụng và quy ước.
    Còn Chương trình Langlands là tập hợp nhiều giả thuyết do nhà toán học người Canada Robert Langlands đề xuất vào năm 1967 nhằm thống nhất một số nhánh của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích. Từ đó đến nay, nhiều giả thuyết trong Chương trình Langlands đã được chứng minh, mang lại những kết quả cực kỳ quan trọng không những trong toán học mà cả nhiều ngành khác.
    Tuy nhiên, tất cả lời giải cho các giả thuyết trong Chương trình Langlands đều dựa trên một giả thuyết nền tảng, khi đó chưa được chứng minh nhưng mặc nhiên được xem là đúng và sử dụng. Giả thuyết này chính là Bổ đề cơ bản (BĐCB). Nhiều nhà toán học hàng đầu đã bỏ công sức chứng minh BĐCB nhưng chỉ mới thành công trong một số trường hợp đặc biệt. Và GS Ngô Bảo Châu là người đã chứng minh được bổ đề này trong trường hợp tổng quát, làm sáng rõ những nghi vấn lâu nay, tạo niềm tin mới cho nghiên cứu toán học và nhiều ngành khoa học khác.
    Lop12c11994
  5. hoangtuNA

    hoangtuNA

    21:37 31-08-2010
    Cảm ơn anh Chuong Luu đã ghe Blog của tôi và tăng hình ảnh lá cờ VN-pháo hoa thật đẹp. Chúc anh vui khỏe viết nhiều bài để mọi người cùng giao lưu.
  6. chuongluu

    chuongluu

    16:34 31-08-2010
    Chào mừng 65 năm ngày Quốc khánh Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 


    Chúc 4 ngày nghỉ có nhiều niềm vui, hạnh phúc bên gia đình
  7. hoangtuNA

    hoangtuNA

    21:31 29-08-2010
    Cảm ơn Cong Chua Truyet và anh LaoQuang Thau đã ghé vao blog của tôi. Mong chúng ta gặp nhau trên ngôi nhà chung của Yahoo đều đều để trao đổi những thông tin của nhau tăng thêm mối bang giao ban hữu và niềm vui trong cuộc sống
  8. lao quangthau

    lao quangthau

    21:24 29-08-2010
       Cháu chào chú ! Cháu vào nhà chú mới biết là chú nhiều tuổi, chú cũng mất nhiều thời gian sưu tầm được nhiều câu chuyện rất bổ ích, và là niềm tự hào của dân việt chúng ta chú ạ !
  9. CONG CHUA TUYET

    CONG CHUA TUYET

    10:59 24-08-2010
    Khâm phục Ngô Bảo Châu niềm tự hào cho Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét