Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

HÁT RU CON THEO LÀ ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH (Bài từ blog cũ sang)

HÁT RU CON THEO LÀ ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH

Đăng ngày: 13:46 06-05-2011
Thư mục: Tổng hợp

HÁT RU CON THEO LÀN ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH

Trước khi các bạn thưởng thức làn điệu ru con của Nghệ Tĩnh xin được gửi đến các bạn một vài thông điệp chung về  hát ru trên thế giới nói chung, VN nói riêng

Bài hát ru con 


Từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ khắp trên thế giới đã biết dỗ chúng ngủ bằng cách hát ru con. Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ.Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con. 

Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.
Dưới đây là một số bài ca dao, đồng dao...được cha ông  dùng để hát ru

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ơn trời mưa nắng phải thì

Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi đổ xuống như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Cái cò cái vạc cái nông

Cái cò cái vạc cái nông,
Ba cái cùng béo vặt lông cái nào.
Vặt lông cái con mục cốc cho tao,
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Cái cò cái vạc cái nông

Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
Không, không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin thì ông đi đối,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Con cò mà đi ăn đêm
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Con kiến mà đậu cành đa

Con kiến mà đậu cành đa,
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà đậu cành đào,
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
Thằng Bờm có cái quạt mo
Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu!
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè,
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè!
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim!
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi!
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Con gà tục tác lá chanh

Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
Con chó khóc đứng khóc ngồi,
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.

Con kiến mày kiện củ khoai

Con kiến mà kiện củ khoai,
Mày chê tao khó lấy ai cho giầu.
Nhà tao chín đụn mười trâu,
Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân.

Con chó chê khỉ lắm lông

Con chó chê khỉ lắm lông,
Khỉ lại chê chó ăn dông nằm dài.
Lươn ngắn lại chê trạch dài,
Thờn-bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

Thằng cuội ngồi gốc cây đa

Thằng cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.

Ru Con

Đêm khuya trăng tà
Mẹ ru con ngủ
À à ơi ! À à ơi !
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Trông con mẹ tưởng như đời nở hoa
Chinh chiến miền xa, cha con, chinh chiến miền xa
Mong sao con trẻ quê nhà được vui.
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Thương con, Mẹ những tơi bời ruột gan
Giông tố lầm than, con ơi, nơi kia giông tố lầm than
Gây nên bao cảnh điêu tàn thảm thương
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình
Trách ai uốn lưỡi cầu vinh
Bán quê hương nỡ quên tình nước non.

Cái ngủ

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về
Bắt được con cá rô trê
Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn
Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba
Mèo già bắt được mèo ốm phải đòn
Mèo con ăn vạ, con quạ chết trôi
Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu
Cây trẩu có hoa, cây cà có trái
Con gái có chồng, đàn ông có vợ
Kẻ chợ có con..

Tính khoa học  : Tiếng động và giọng nói quen thuộc

Thai nhi trong tử cung bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6). Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung. (Busnel, Granier-Deberre, and Lecanuet 1992)
Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullabye" của Brahms 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự. (Chapman, 1975)
Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu ("humming") dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt.(Trích từ Wikipedia).
Ầu ơ ... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
...
Ầu ơ ...
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời ...


Orkut Scrap - Mother's Day: 3
Tác dụng của Hát Ru với sự phát triển của trẻ em



 Hát ru có tác dụng thế nào đối với nhận thức của trẻ qua từng độ tuổi ?

-Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: “Hát ru” là những bài hát nhẹ nhàng, đơn giản được người Mẹ và những người thân của đứa bé hát, giúp cho bé dễ ngủ. Từ lâu, những người nuôi trẻ trên khắp thế giới đều biết cách dỗ trẻ ngủ bằng cách “hát ru”. Phần lớn lời trong các bài “hát ru” đều có xuất xứ từ Ca dao, Đồng dao, Hò vè dân gian và các loại thơ… được truyền miệng qua nhiều thế hệ khác nhau. Do đó, những bài “hát ru” rất
đa dạng và mang đậm bản sắc từng địa phương. Có nhiều dạng hát ru: hát ru mang tính nói, ngâm ngợi và hát ru mang tính ca xướng.

Trong “hát ru”, mỗi bà mẹ, người chị đều có một cách hát riêng nhưng nhìn chung đều mang tính “trữ tình” và luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong suốt cuộc đời của đứa con.

Theo nhiều tư liệu y khoa của Âu –Mỹ, thai nhi bắt đầu nghe được
tiếng động và giọng nói của người Mẹ từ tháng thứ 4 và thứ 6. Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Tiếng nói “thủ thỉ” của người mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể mẹ vào thẳng bào
thai. Trong một cuộc khảo cứu của các nhà khoa học Đức, khi đứa bé bị sinh thiếu tháng được cho nghe bản nhạc “Ru con” của Brahms 5 phút trong 6 lần /ngày sẽ lớn nhanh hơn những đứa trẻ sinh thiếu tháng mà không được nghe bản nhạc này(!). Những nhà khoa học đã sớm tìm ra lý do “phát triển tốt “như vậy của trẻ sinh thiếu tháng là do “nhịp điệu của bản nhạc đã đem lại cảm giác “an toàn”, một sự khơi dậy một “tiềm thức
quen thuộc” gần giống nhịp tim đập khi bé còn nằm trong bụng Mẹ. Giọng nói, tiếng ru của Mẹ bên tai cho bé biết đang được người yêu thương bảobọc.

Thật ra, đứa bé khi bắt đầu bước vào lứa tuổi Mẫu giáo thì nhu cầu được nghe “hát ru” ngày càng giảm, thậm chí biến thành nhu cầu được nghe “kể chuyện hoặc nghe được truyện cổ tích” trước khi ngủ nhiều hơn.Tuy nhiên, những đứa bé may mắn được nghe “hát ru” thường xuyên trong một thời gian dài trước đó sẽ có khả năng “nhớ” nhiều bài thơ, mẩu
chuyện và các tích chuyện ở trường lớp Mẫu giáo và Tiểu –Trung học sau này hơn những trẻ em thiệt thòi khác.

Qua việc “hát ru”, người mẹ có thể giáo dục trẻ được không?

Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Trong mỗi chúng ta, dù ở bất cứ độ tuổi nào, ít nhiều đều có những ký ức về lời ru tiếng hát của Mẹ, của bà hay của những người từng trông giữ mình hồi nhỏ. Tiếng “hát ru” như một suối nguồn vô tận trong kho tàng dân ca của các nước, các dân tộc trên thế
giới. Tiếng “hát ru” đối với thơ khác nào mạch nước ngầm chảy trong lòng đất âm thầm nuôi lớn cây(!). Thấm lời hát ru, đứa bé sẽ lớn lên trong sự hồn nhiên, nhân cách của bé được hình thành một cách tự nhiên với sự gắn bó yêu thương không chỉ của người với người mà còn với thiên nhiên, sông núi ruộng vườn…Tiếng hát ru như một hành trang về lòng nhân ái giúp trẻ vào đời với sự hồn nhiên trong sáng.

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có những bài hát ru dành cho trẻ em.“Hát ru” là vốn nghệ thuật độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc được truyền miệng từ này sang đời khác, nó còn là nét đặc sắc của những gia đình truyền thống Việt Nam. Có rất nhiều chất liệu dân ca các vùng miền của Việt Nam được đưa vào nội dung của lới hát ru:

TD.1 (Miền Bắc):

À ơi…
Cái cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng có con…

TD.2 (Miền Trung):


Ru con cho thét cho muồi
Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ dinh bán áo con trai
Triệu Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim…

TD.3 (Miền Nam):

Ầu ơ…ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua…
Ấu ơ…
Khó qua mẹ dắt con qua
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời…

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhạc sĩ đã dựa trên những chất liệu dân ca 3 miền và của các dân tộc thiểu số để viết những ca khúc hát ru như: “Mẹ yêu con” của NS Nguyễn Văn Tý, “Lời ru trên nương” của Nguyễn Khoa Điềm – Trần Hoàn, “Đất nước lời ru” của Văn Thành Nho, “Ca dao Mẹ” của Trịnh Công Sơn…

Ở từng độ tuổi của trẻ, ru như thế nào cho phù hợp?

Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Tôi còn nhớ, khi con trai tôi được 4 tuổi, thỉnh thoảng nó vẫn đòi tôi: “Mẹ xoa lưng và hát ru con giống như hồi con còn nhỏ đi…” Điều đó, chứng tỏ bé ý thức được mình đã lớn (?). Tuy nhiên, những bài hát ru bây giờ không còn như một nhu cầu không thể thiếu nữa, mà chỉ như một sự “hồi tưởng” những giây phút êm đẹp nhất khi được mẹ thương yêu và dỗ ngủ. Còn trước 3 tuổi, nếu một đức bé đã
quen với tiếng hát ru rồi thì thiếu nó, bé sẽ trằn trọc rất lâu. Từ 3 tuổi trở đi, có thể cho bé làm quen với những giai điệu của bài hát ru ngoại quốc như : “Ru con” của Brahms, “Bài hát ru em” của Schubert… vì hầu hết những bài “hát ru” đều mang tính chất nhẹ nhàng, du dương. Qua những giai điệu ấy, bé sẽ cảm nhận được sự bình yên cho tâm hồn với những ước nguyện của người mẹ dành cho nó trong tương lai như những bài học đầu tiên của cược đời.

Orkut Scrap - Mother's Day: 7

Trong đời sống hiện đại ngày nay, nhiều bậc cha mẹ hầu như không thuộc các bài hát ru… Vậy họ có thể khắc phục bằng cách nào?

Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Rất tiếc là trong đời sống hiện ngày nay, nhiều bà mẹ và ông bố trẻ không còn biết “hát ru” cho con mình ra saonữa. Phải chăng đây là một phần lỗi lầm do các bậc cha mẹ chưa có ý thức truyền dạy cho con cháu mình trước khi chúng lập gia đình ? Hay là lỗi của xã hội hiện đại trong cơ chế “kinh tế thị trường”, khi mà những bữa cơm đoàn tụ gia đình đang ngày càng trở nên hiếm hoi, thì việc rao
dạy con cháu phải biết “hát ru” là điều không còn cần thiết nữa?! Chỉ có thể khắc phục bằng cách là: những bậc cha mẹ ấy phải hiểu rằng con cái là niềm vui tuổi già của mình, dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày cũng phải có thời gian dành cho những đứa con của mình, đó là khi đứa bé lên giường đi ngủ, dù chỉ là 15-20 phút (nhiều hơn thì càng tốt vì đây là những khoảnh khắc vàng ngọc và tuyệt vời nhất), cha mẹ sẽ dành cho chúng những giây phút để “tâm sự”, hỏi thăm những gì xảy ra ở trường, kể chuyện cho chúng nghe, tư vấn thêm về cuộc sống… Nếu duy trì điều này được thường xuyên và càng nhiều càng tốt, chắc chắn những đứa trẻ trong các “gia đình hiện đại” sẽ không bị lâm vào cảnh “chỉ nghe lời hoặc gần gũi với người giúp việc hơn cha mẹ mình”, ở tuổi dậy thì thì lâm vào những khủng hoảng tâm lý như “cô đơn, trầm uất”… dẫn tới việc
chơi game quá độ, lên mạng “chat chit”, thậm chí, đáng tiếc hơn là đàn đúm với những bạn xấu rồi dẫn đến những hậu quả khôn lường khác.

Việc hát ru hầu như được xem là một đặc quyền của người Mẹ,
vậy người Cha có thể tham gia bằng cách nào, để phát huy hết những hiệu
quả của lời ru trong mối quan hệ Cha- con?


-Th.s- NSƯT Hoàng Điệp: Đúng là hát ru được coi như 1 đặc quyền của người Mẹ. Trong nhiều tuyển tập được sưu tầm về hát ru thì lời ru của người phụ nữ vẫn chiếm ưu thế hơn của đàn ông, cũng như số nghệ nhân thuộc những bài hát ru đa phần là phái nữ. Nhưng đối với gia đình mà người đàn ông lại là “Gà trống nuôi con” thì sao? Tôi đã từng được nghe một ông bố “gà trống nuôi con” hát ru đứa con gái của mình. Nghe cũng
da diết, trữ tình lắm nhưng cách hát ru nghe có vẻ “vụng về và cục mịch” hơn những người Mẹ, người Bà hát ru. Có lẽ, đây là một đặc điểm về “thiên chức” của tự nhiên!? Tuy nhiên, đàn ông lại có những cách biểu hiện tình thương yêu với những đứa con của mình rất khác. Họ không biểu hiện qua tiếng hát và lời ru mà bằng những sự âu yếm, quan tâm theo kiểu của “đàn ông” mà dường như tình “phụ tử thiêng liêng” đã mách
bảo cho đứa bé nhận thức được tình yêu thương và mối quan tâm của người cha dành cho nó. Ngoài sự nuôi dạy hàng ngày cha mẹ, đáu bé nếu nhận được cả 2 yếu tố: Mẹ âu yếm hát ru, được cha quan tâm chăm sóc thì chắc chắn khi lớn lên bé sẽ là một con người hoàn thiện, có ích cho xã hội.




Sưu tầm. từ Intenet

Orkut Scrap - Mother's Day: 3
RU CON CỦA  NGHỆ TĨNH :
Trong bài viết " Lời ru của mẹ" tôi có  giới thiệu với các bạn nội dung một bài hát ru của người  Nghệ Tĩnh. Bạn HĐMX có chèn nhạc bài hát ru con theo làn điệu của Bắc Bộ, nhưng người dân Nghệ Tĩnh cũng có làn điệu ru con giống vậy.
Hôm nay tôi muốn cùng các bạn nghẹ một làn điệu ru con của Nghệ Tĩnh mang đậm nét dân ca Nghệ Tĩnh hơn.
Bài ru có tựa đề: Phụ tử tình thâm
Nội dung ca từ mang đậm nét Nghệ Tĩnh, có lẽ nhiều bạn  sẽ khó hiểu một số ca từ trong bài hát này.. Nhưng với tình thần tìm hiểu  làn điệu ru con của cha ông ta nói chung,  của Nghệ Tĩnh nói riêng xin các bạn chịu khó nghe nhé:

Lời bài hát Phụ tử tình thâm

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Lo tròn chữ hiếu mới là đạo con

Phụ tử tình thâm
Công thầy rồi nghĩa mẹ
Đừng có tiếng tăm chi nặng lời
Đừng cả tiếng dài hơi
Nói mẹ cha sao nên
Mà cãi mẹ thầy sao phải

Ơ… đêm nằm nghĩ lại
Nhớ đến đến cội thung uyên
Công cù lao ai đền
Nghĩa sinh thành ngày trước
Khi ăn cơm rồi bát nước
Ước phụ tử tình thâm
Thầy đói rách nợ nần
Mẹ cũng đói rách nợ nần
Cũng vì con thơ ấu

Dừ phụ trải trắc mẫu
Rồi trắc trải khó khăn
Con ở có thủy có chung
Được phụ từ tử hiếu
Mà được phụ từ tử hiếu
Dăm ba cành đào liễu
Sáu bày quả nam nhi
Thầy chưa được nhờ chi
Mẹ cũng chưa được nhờ chi
Đền công ơn cho đáng
Công mẹ thầy cho đáng

Rồi mười ngày chín tháng
Mẹ thức dục nén thai
Con nên một nên hai
Thầy ấp iu bồng bế
Mẹ ấp iu rồi bồng bế
Con con nên ba nên bốn
Con tríu mẹ chưa rời
Đứa sáu bảy ăn chơi
Con chín mười khôn nậy
Mà đứa chín mười khôn nậy

Ơ … giừ thầy chưa được cậy
Mẹ cũng chưa được nhờ
Giừ mẹ đang phải lo đứa mánh khăn tấm áo
Đứa mánh quần ơ tấm yếm
Con mười lăm mười bảy
Con ăn học dùi mài
Đứa mười chín đôi mươi
Lo chăm xa dựng họp
Lo cửa nhà dựng họp

Khi hoa cười ngọc nở
Chốn đào liễu sung vầy
Thầy mơ tưởng đêm ngày
Ước dâu hiền thấy ước mà rể hiền
Ước dâu hiền mẹ ước mà rể thảo

Ơ… Thánh hiền là đạo rồi khuất bóng từ bi
Con có lỗi điều chi xin mẹ thầy xá quá
Con đừng ở cậy thượng rồi át hạ
Ở ra dạ khinh thường
Con đừng đứa ghét thương
Cũng nhấp giai chi tử
Cũng giai bằng chi tử

Giừ trong sách có chữ
Con mới phải trông vào
Thầy một tuổi một cao
Mẹ một tuổi một già
Con đừng có bấc chì nặng nhẹ,
Chớ có bấc chì nặng nhẹ.

Con ở gần thầy mẹ
Phải xây đắp vun trồng,
Khi vợ dại thì có chồng
Phải vào ra thăm viếng,
Phải đi về thăm viếng.
Khi đồng quà chữ bánh
Khi bún sốt lòng tươi
Ta nâng giấc cho người
Kẻo mai rồi tạ thế
Mai sau rồi ta thế

Ơ… rồi một mai bách tuế ra cây úa lá vàng
Lá rụng cội đại ngàn
Con tìm mô được nựa
Mà con muốn tìm mô được nựa
Khi cúng hương cúng lửa
Khi vào bái ra quỳ
Dừ đặt mâm lên thì nỏ thấy thầy mẹ ăn chi
Chỉ thấy ruồi với ruồi
Mà chỉ thấy ruồi với kiến

Chiêm bao tưởng đến
Dù than vắn thở dài
Thầy không đoái không hoài
Mẹ cũng nỏ đoái nỏ hoài
Thật là phụ từ tử hiếu
Ai ơi làm con trọn đạo
Nhắc ai ghi lòng… à á à ơi…
Mời các bạn nghẹ làn điệu ru con bài " Phụ tử tình thâm " do nghệ sĩ của đoàn dân ca Nghệ An trình bày




Orkut Scrap - Mother's Day: 4





                                      
Bài hát ru con: Phụ tử tình thâm- theo làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh
Nguồn trích dẫn (0)
  1. Trí Văn

    Trí Văn

    11:30 07-05-2011
    Tôi nhớ mấy câu của Nhà thơ Giang Nam, liên quan đến lời ru:
    Tôi biết mình rất gần
    Trong nỗi lo nỗi nhớ
    Trong tiếng mẹ ru trưa
    Trong từng con sóng vỗ
    Có gì trong gió ấm
    Có gì trong màu xanh
    Suốt đời chưa hiểu hết
    Những lời ru nặng tình...

  2. hoangtuNA

    hoangtuNA

    11:59 07-05-2011
      Đúng là  lời ru của mẹ chứa chất biết bao những nổi niềm sâu lắng và tình cảm  của người mẹ đối với  con thật khó mà nói hết được. " Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" là một lời tri ân với công lao người mẹ mà ông cha đã dạy con cháu quá là chí tình chí nghĩa .
    Cảm ơn anh TV đã vào đọc và có lời trích dẫn bằng thơ của Giang Nam người con của  Khánh Hòa hay quá.
    Chúc anh viết nhiều để chúng ta vào thăm nhau thường xuyên nhé
    Tăng anh hoa phong lan Dentrô ở Nha Trang nhé. ( ảnh tôi chụp tai cửa hàng phong lan số 21 đường Yersin Nha Trang dịp tết Tân Mão )




  3. Hoa đào mùa xuân

    Hoa đào mùa xuân

    18:35 06-05-2011
    Chú tìm được những những bài ru con Nghệ Tĩnh hay quá ! Dù đã lớn rồi nhưng nghe những làn điệu ru con trong bài viết của chú , cháu thấy như mình đang trở về tuổi ấu thơ . Tiếc là ngày nay , trẻ con hầu như không được nghe mẹ ru con như thời trước . Cháu chúc chú luôn vui khoẻ và yêu đời ! 



  4. hoangtuNA

    hoangtuNA

    21:05 06-05-2011
    Chú cảm ơn cháu HĐMX đã có lời bình tình cảm và hình ảnh mậu tử tặng chú thật tuyệt vời. Cháu nghe hát ru mà như trở lại với tuổi thơ, còn chú  cũng như cháu vậy đó. Nghe làn điệu dân ca mà chú nhớ mẹ đã quá cố, nhớ quê hương Nghệ Tĩnh da diết làm sao. Điều đó chứng tỏ rằng hát ru là một loại nhạc điệu có tác dụng làm cho tế bào thần kinh con người nói chung, trẻ thơ nói riêng  từ trạng thái hưng phấn trở về trạng thái khoan thai nhe nhàng. Vì vậy trẻ thợ chuyển sang giấc ngủ ngon lành, còn người lớn cảm giác êm dịu, bớt đi sự căng thẳng. Chú rất tiếc không chuyển bài hát ru con và ru cháu của chú trước đây  vào blog để cháu nhận xét cho vui.hihihi. Chú thường lấy Kiều, Chinh Phụ Ngâm, và thơ Tố Hữu để hát ru đó cháu ạ.
    Chú chúc cháu hát ru hay để hát cho bé tương lai được ngon giấc trong vòng tay âu yếm của người mẹ HĐMX giàu trí tuệ và tốt tính. Tặng cháu phong lan Đại Châu làm quà của của chú nhé


 

2 nhận xét: