Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi

Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi


Chắc chắn ai cũng sẽ mê món thịt chân giò ngâm mắm này trong bữa cơm ngày Tết.
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 2 cái (khoảng 700 gr)
- Tỏi, ớt, đường, mắm, tiêu hạt, hành khô.
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Thực hiện:
Bước 1: Thịt chân giò làm sạch, dùng chỉ quấn quanh để bó chặt thịt chân giò lại (càng quấn chặt tay càng tốt).
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Bước 2: Đổ nước ngang mặt thịt, cho lên bếp đun sôi. Vớt thịt ra rửa cho sạch bọt bẩn. Cho nước mới vào luộc thịt sôi khoảng 25 phút với một ít gia vị, hạt nêm và 1 củ hành đập dập. Sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá cho đến khi thịt thật nguội.
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Bước 3: Pha 450 ml nước mắm với 150 ml nước lọc và 400gr đường. Cho lên bếp đun sôi lăn tăn, vừa đun vừa quấy đều cho đường tan, sau đó thả ớt, tỏi và tiêu hạt vào, tắt bếp, để cho thật nguội.
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Bước 4: Cho thịt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước mắm ngập mặt thịt. Đậy kín lắp lọ rồi cất nơi thoáng mát khoảng 4-5 ngày là ăn được.
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Khi thịt đã ngấm mắm, thì vớt ra cho vào tủ lạnh để bảo quản và ăn dần.
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Tết làm thịt chân giò ngâm mắm nhậu chơi
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món thịt chân giò ngâm mắm!
Lưu ý:
- Lọ thủy tinh cần phải thật sạch, nên luộc qua và phơi khô để tránh việc khi ngâm chân giò, nước ngâm sẽ bị nổi váng và nhanh hỏng.
- Nếu cẩn thận hơn thì sau khi ngâm thịt với mắm được 1 ngày. Đổ nước mắm ra và đun sôi lăn tăn lại, để cho thật nguội và lại đổ vào thịt để ngâm.

Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết

Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết


Chị em hãy tự tay làm món thịt bò khô để nhâm nhi ngày Tết cho vừa ngon, rẻ lại đảm bảo vệ sinh nhé!
Với cách làm thịt bò khô như thế này, đảm bảo chị em không còn lo Tết này thiếu món lai rai nhé!
Nguyên liệu:
- Thịt bò thăn: 500gr
- Sả: 4 củ
- Tỏi: 1 củ
- Đường: 2 thìa ăn cơm
- Bột ngũ vị hương: 1 túi (khoảng 6-7gr)
- Ớt bột hoặc ớt tươi (tùy sở thích, nếu các bạn thích ăn cay thì nên dùng khoảng 5 quả ớt/ 500gr)
- Dầu hào: 3 thìa ăn cơm
- Muối : 1 thìa
Giá tiền: 150.000 đồng
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Cách làm:
Bước 1: Thái thịt bò thành miếng mỏng khoảng 3-4mm, dọc thớ, bản to.
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Bước 2: Băm nhỏ sả, tỏi, ớt.
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Bước 3: Cho thịt bò vào ướp cùng tất cả các gia vị, sau đó để ngăn mát khoảng 8 tiếng.
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Bước 4: Cho tất cả thịt cùng nước ướp tiết ra từ thịt vào nồi đun nhỏ lửa, đậy kín vung. Thỉnh thoảng các bạn nhớ lật các mặt thịt đều. Đun đến khi nước cạn thì tắt bếp (khoảng 20 phút). Ở bước này bạn có thể nếm thử thịt đã đủ gia vị hay chưa? Nếu thiếu đường hay muối các bạn nên bổ sung thêm ngay.
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Bước 5: Cho thịt ra khỏi nồi, để nguội bớt rồi dùng chày hoặc sống dao dần cho mềm, sau đó xé sợi hoặc để nguyên miếng tùy vào sở thích.
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Bước 6: Cho thịt lên khay nướng, sấy ở nhiệt độ 110 độ C, cứ 10 phút bạn lại đảo đều một lần đến khi nào đạt được độ khô như ý muốn ( mình sấy khoảng 30 phút).
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Nếu nhà bạn không có lò nướng, bạn có thể cho thịt vào chảo sạch, đảo trên lửa nhỏ đến khi thịt khô.
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Thịt bò khô đã thành phẩm.
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Tuyệt chiêu làm thịt bò khô lai rai Tết
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món thịt bò khô!

Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày nào

Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày nào


23 tháng chạp, ngày ông Táo về chầu thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt xấu trong năm qua ở trần thế, được xem là sự kiện báo hiệu mùa Tết. 
Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Á nói chung, thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do việc canh tác nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên nên người xưa đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khí để tiện tính toán chu kỳ gieo gặt mùa màng. Trong đó quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán, sau này gọi chệch là "Tết Nguyên đán". 


Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp.

Nhiều gia đình Việt Nam vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét để nhớ về cội nguồn cầu mong cho năm mới may lành, no đủ, và tốt đẹp. Ảnh: Kenny Nguyễn.
Tết Nguyên đán còn có tên gọi khác là Tết Cả (Tiết lớn nhất trong năm), Tết Ta (để phân biệt với tết Tây), Tết Âm lịch (phân biệt với Dương lịch), Tết cổ truyền, ngày nay được gọi vắn tắt là Tết.
Tết của người Việt được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch. Song, dân gian quan niệm rằng trước khi đến ngày Tết chính thức, tất cả mọi thứ đều phải chuẩn bị thật sớm và mới, mong khởi đầu một năm mới may mắn và thành công. Do vậy, công việc sửa soạn cho ngày Tết thường bắt đầu trước một tuần, tức là từ ngày cúng ông Táo 23 tháng chạp. Đây được xem là sự kiện đầu tiên báo hiệu một mùa Tết nữa lại đến.
Không biết tự bao giờ những tập tục ngày Tết đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người dân tin rằng có một "ông Táo" vừa là thần bếp trong nhà, vừa là người ghi chép tất cả việc làm tốt xấu mà gia đình đã làm trong năm qua. Cứ hết chu kỳ 12 tháng, ông lại trở về thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ nghi lễ truyền thống tiễn ông Táo về trời như một phương thức tâm linh "có thờ có thiêng có kiêng có lành", với mong muốn đón một năm mới thịnh vượng, sung túc hơn.
Theo tập tục, lễ tiễn ông Táo về trời diễn ra vào trưa hoặc chiều 23 tháng Chạp âm lịch. Tùy theo từng vùng miền mà nghi thức và các lễ vật dâng cúng sẽ khác nhau. Thông thường lễ cúng gồm có nhang, nến, hoa quả, vàng mã, mão, cá chép để đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn lên thiên đình. Ngoài ra, một số gia đình ở nông thôn còn giữ truyền thống dựng cây nêu có gắn củ tỏi, xương rồng, hình nộm để chống lại quỷ dữ và trấn át những điềm gở.
Thời điểm bắt đầu một năm mới vào giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây mồng 1 tháng Giêng) là quan trọng nhất của Tết. Thời khắc này đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới nên được gọi là giao thừa. Đúng giờ đúng khắc, người dân thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Nghi thức này mang ý nghĩa bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ đã qua để đón điều tốt đẹp của năm mới đang đến.
Ngoài ra vào đêm giao thừa, các gia đình thường nấu bánh chưng, bánh dầy và các món ăn thịnh soạn để dâng lên tổ tiên tạ ơn về một năm đã qua, đồng thời cầu mong ông bà tiếp tục phù hộ cho năm mới tốt lành, hanh thông. Theo phong tục, những ngày cuối năm và đầu xuân là thời gian c gia đình sum họp bên nhau, cùng đi thăm hỏi người thân, mừng tuổi các cụ già và lì xì cho trẻ con.
Kenny Nguyễn

'Trọc phú' hiện đại ham đặc sản 'tiến vua' để một lần sướng

'Trọc phú' hiện đại ham đặc sản 'tiến vua' để một lần sướng


Vét rừng, lùng bể săn đặc sản "tiến vua"
Sơn hào hải vị của Việt Nam có hẳn một danh sách các thức ăn, đồ uống danh bất hư truyền, chỉ được dùng để cống nạp lên bậc vua chúa xa xưa; tên của chúng sẽ được gắn thêm tính từ mỹ miều là "tiến vua", nào là cá anh vũ, chim sâm cầm, ếch hương, dơi ngựa...
Cá anh vũ là loài cá quý chỉ sống ở ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), nhờ ăn rễ cây chiên đàn nghìn tuổi mà trở nên thiêng quý. Với cái môi dày toàn sụn nhìn như mõm lợn, ăn vào giòn sần sật, những thớ thịt trắng, quánh, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài thủy sinh nào của sông nước. Từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức tiến ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại.
{keywords}{keywords}
Cá anh vũ sông Bạch Hạc ...
Ngoài cá anh vũ, các sản vật sông nước khác như hải sâm, trai tai tượng, cua huỳnh đế... ở miền Trung, miền Nam đất nước cũng được biết đến như những vị thuốc quý và là loại thực phẩm cao lương mỹ vị dành cho các bậc vua chúa thời xưa.
{keywords}{keywords}
... trai tai tượng Nha Trang ...
Trong các sản vật trên trời, các loài chim chóc, gia cầm, giống "tiến vua" nổi tiếng nhất phải kể đến là sâm cầm. Loài chim này, tương truyền là loài chim sống lâu trên dãy Trường Bạch của xứ Cao Ly (Hàn Quốc), ăn củ sâm quý nên cơ thể chứa bổ dưỡng ở tất cả ngóc ngách, từ cặp chân, cái mật, lông cho đến thịt da.
Sâm cầm là chim di cư, cứ đầu đông hằng năm, khi trời se lạnh và có sương mù, chúng lại bay qua Việt Nam. Sâm cầm xưa thích về Hồ Tây (Hà Nội), nhẩn nha ăn giống sen quý nơi đây. Chẳng vậy mà từ năm 1847, vua Tự Đức còn có cả chỉ dụ yêu cầu dân chúng ở làng Nghi Tàm ven hồ Tây (Hà Nội) phải cống nạp 10 đôi chim sâm cầm mỗi năm.
{keywords}{keywords}
... chim sâm cầm Hồ Tây ...
Ít quý hơn sâm cầm một chút, giống gia cầm cũng nổi tiếng vì được tiến vua là công, phượng, chim trĩ, "bình dân" hơn một chút là gà Đông Tảo. Hay như yến sào (tổ của chim yến) cũng được mệnh danh là cao lương mỹ vị.
Cũng là đặc sản trên trời, nhưng là loài nửa chim nửa thú, dơi ngựa (còn có tên "biển bức") ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) - một thứ thức ăn cực kỳ quý hiếm và bổ dưỡng cũng là được đem lên dâng vua. Loài dơi này chỉ có duy nhất ở những tảng núi lô nhô tự nhiên trong hang Cắc Cớ (đằng sau chùa Thầy), cực kỳ hiếm có, cả ngàn dơi trong hang may ra mới có một con.
Loài dơi này béo núc, có mặt giống hệt mặt ngựa, những con dơi ngựa đực còn có "của quý" to, lủng lẳng giống như của loài ngựa. Thịt dơi ngựa có vị ngọt, không độc, lợi tiểu, tiêu phù, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ con, giúp thông minh, mau lớn, người già tăng tuổi thọ và đặc biệt được rỉ tai có khả năng làm sung mãn cho những cuộc "yêu".
Không chỉ các con vật miền xuôi, một số đặc sản miền ngược cũng được đem tiến vua, nổi tiếng là giống ếch hương sống ở những con suối nhỏ, có nhiều hang đá quanh đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) hoặc SaPa (Lào Cai). Ếch hương còn có tên gọi nữa là ếch thương vì nếu đưa ngón tay vào bụng ếch, nó sẽ dùng hai chân trước ôm chặt ngón tay người.
{keywords}{keywords}
... ếch hương Mẫu Sơn ...
Cách đây mấy trăm năm, mỗi năm ba lần, người dân phải đi săn ếch hương làm thực phẩm cho hoàng cung. Thịt của loài ếch này có màu nâu đen, rất thơm, dai như thịt gà chọi và không bao giờ có giun, sán như ếch đồng và cũng được sử dụng như vị thuốc.
Ngoài các con vật, những đặc sản "tiến vua" nức tiếng còn có các thức hoa quả, rau quý hiếm như rau muống Linh Chiểu (Hà Nội), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Xã Đoài (Nghệ An)...

{keywords}{keywords}
... cam Xã Đoài Nghệ An đều là những sản vật tiến vua.
Những sản vật địa phương này, trên trời có, dưới biển có, trên mặt đất có, vốn xưa chỉ được dùng cho vua chúa, nay theo chân thương lái len lỏi đến những nhà hàng, khách sạn của những thành phố lớn để phục vụ giới lắm của nhiều tiền hoặc được giới đại gia sành điệu chú ý. Ngày thường, những loại đặc sản "tiến vua" này đã được săn lùng ráo riết, thì dịp Tết nguyên đán - những ngày nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm, dịp các đại gia có thời gian trà dư tửu hậu, có khoảng thảnh thơi để thưởng thức món ngon và khoe mẽ, chúng lại được khao khát hơn bao giờ hết.
Giá cả của chúng, đương nhiên là tương xứng với độ quý hiếm, khó tìm, khó săn; nhưng có hề gì, càng đắt, chúng lại càng được săn lùng, càng thể hiện đẳng cấp và chịu chơi của những đại gia mang khát vọng đế vương.
Kiếm bộn tiền nhờ cung cấp giấc mộng đế vương
Thời nay, những đặc sản tiến vua được "đặc cách" dành cho những người giàu. Đã gọi là đặc sản "tiến vua", thì giá cũng tương xứng, ví dụ một 1 kg yến sào có giá vài chục triệu, một con gà Đông Tảo thuần chủng cũng tương đương chiếc xe tay ga, một cặp dơi ngựa khoảng chục triệu đồng, mỗi cân ếch hương bán tại chỗ đã ngót dăm bảy trăm nghìn, đem về xuôi giá "đội" lên vài triệu.
Cam Xã Đoài có xấu mã cũng cả 100.000 đồng/quả, mà phải đặt hàng từ nhiều tháng, có khi cả năm trước... Đắt thì đắt vậy, cầu kỳ thì cầu kỳ vậy, nhưng không ít đại gia sẵn sàng săn lùng những đặc sản tiến vua này về ăn Tết.
Có cung ắt có cầu. Khi những người giàu cần và sẵn sàng trả giá cao để làm vua thì lập tức sản sinh một đội ngũ chuyên đi săn lùng "giấc mộng đế vương" và kiếm bộn tiền. Họ có thể tự tay đi săn, có thể là "cò" đi vét các sản vật sống trong tự nhiên, cũng có thể là những người nhanh nhạy nuôi trồng con giống, cây giống quý, thậm chí là những kẻ bán giấc mộng hão cho những đại gia.
Ở nhiều địa phương, các sản vật bị giới "cò" và người săn vơ vét đến kiệt cùng, đến tuyệt chủng. Người dân ở đó ắt cũng giàu thêm chút đỉnh, có lẽ cũng mua được xe, xây được nhà, nhưng có lẽ tiền "chảy" nhiều nhất vào túi những dân buôn.
Sản vật thiên nhiên cạn, những người nhanh nhạy lại nghĩ ra cách nuôi trồng đặc sản tiến vua để đáp ứng nhiều hơn cái thú ẩm thực của giới "vua" lắm tiền. Thế là người ta dụ chim yến tự nhiên ngoài đảo về đất liền, xây nhà cho chúng ở và để chúng nhỏ dãi, nhỏ huyết ra làm tổ để con người khai thác.
{keywords}{keywords}
Nhiều người đã có thể dụ chim yến về nhà để tận dụng nguồn yến sào.
Rồi ở Hưng Yên, đã nhiều nhà "vớ bẫm" khi nuôi được giống gà Đông Tảo thuần chủng chân to như chân voi, mỗi vụ Tết thu được vài trăm triệu.
Ở Quảng Ngãi và ngoại thành Hà Nội, có những người nông dân đã nuôi thành công chim trĩ đỏ thuộc họ hàng chim công, chim phượng, cũng là một đặc sản tiến vua nổi tiếng và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Cách nuôi thì rõ cầu kỳ, mỗi tuần 3 lần vệ sinh chuồng trại, không để các vật sắc, nhọn, sợi nilon trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ thủng diều, hóc mà chết, nhưng giá trị mang lại cũng không nhỏ, chim giống đã 150.000 - 200.000 đồng/con, chim mái đẻ hay chim trống làm cảnh khoảng 1,5 - 2 triệu triệu/con, chim thịt cũng chừng 350.000 - 400.000 đồng/kg. Tính ra, người nông dân nuôi gà, nuôi chim trĩ có thể thu về cả trăm triệu, vài trăm triệu một năm.
{keywords}{keywords}
Chim trĩ đỏ đã được một số hộ nông dân nuôi thành công.
Với những loài chẳng thể nuôi được như cá anh vũ hay chim sâm cầm, trong tự nhiên cũng đang cạn kiệt, cánh "cận thần" của những "ông vua" thời hiện đại sẵn sàng móc hầu bao "vua" bằng các chiêu lập lờ để bán cá đểu, chim đểu.
Không ít hàng quán có phục vụ món "cá anh vũ tiến vua" làm từ cá trắm, cá dầm xanh, cá trôi với giá cả chục triệu một con. Mà đương nhiên, để các "ông vua" yên tâm, trước khi xẻ thịt, đám đầu bếp sẽ bưng con cá quý hiếm còn sống nguyên ra trình rồi mới đưa ngược vào bếp.
Những "ông vua" trong cơn say ngà ngà, trong cái hứng chí nếm trải cảm giác đế vương không chắc phân biệt được cái sần sật sụn môi cá anh vũ với môi cá trôi, cá dầm, chưa chắc đã biết phần thịt trắng muốt, thơm ngậy kia có phải cá trắm hay không.
Rồi sâm cầm, chim rừng "tiến vua" nữa. Có một thời, ở trước cửa công viên Bách Thảo, công viên Thống Nhất của Hà Nội có bán những chú "sâm cầm tiến vua", nhưng con nào con nấy trụi sạch lông. Chúng vẫn sống, vẫn ngả nghiêng đi lại như người say không quần áo giữa cái rét buốt mùa đông để người mua có thể yên tâm đem về cắt tiết.
Cũng có những con "sâm cầm" còn nguyên lông, nhưng cặp chân "quý" đã bị cắt mất, nghe đâu vì riêng cặp chân sâm cầm đã có giá bạc triệu, được bán riêng cho những quý ông ngâm rượu để cường dương.
Chẳng ai dám chắc trong đám "sâm cầm" vỉa hè ấy có lẫn con le le, vịt trời nào không, chỉ biết, với cái giá vài trăm đến cả triệu đồng một con chim "tiến vua" trần như nhộng, cụt chân ấy, khách mua thì sung sướng, lái buôn thì hớn hở vì không ít người đã giàu lên trông thấy.
Những "đế vương" rởm đời và thói trọc phú
Cái chuyện ăn, chuyện tiêu tiền của đại gia, ngẫm ra cũng có cái lý riêng. Cái sự ham được làm "vua" trong ẩm thực, cái ham muốn được thưởng thức cái ngon, cái lạ ở đời là hoàn toàn chính đáng. Mà chẳng chỉ ganh với vua, họ còn ganh cả với nhau. Nếu ai đó kháo đại gia A, đại gia B đã nếm món này mà mình chưa được thưởng thức qua, người nghèo sẽ chép miệng "sướng thật", còn không ít kẻ giàu sẽ sốt xình xịch lùng bằng được món ngon vật lạ đó. Nếu thực sự am hiểu món ăn và ăn vì yêu thích thì quá tốt, còn nếu không hiểu, không rõ mà ăn vì ấm ức, những "ông vua" thời hiện đại này chẳng khác gì một kẻ trưởng giả học làm sang, dễ dàng trở thành "con mồi" cho những thương lái, "cò mồi" trục lợi.
Cũng còn một điều phải nói nữa về chuyện ham làm "vua" của đại gia, hay nói đúng hơn, của bất cứ ai trong chúng ta (nếu ta có đủ tiền), đó là khi tất cả đua nhau làm "vua", thực phẩm tiến vua sẽ dần cạn kiệt. Ta không bàn đến những thứ có thể trồng được, nuôi được (vì dù khó trồng, khó nuôi, khó gây giống, vẫn có cơ hội để khiến chúng sinh sôi) mà chỉ bàn đến những giống chỉ có thể sinh trưởng tự nhiên, mà cá anh vũ và chim sâm cầm là điển hình.
Xưa, để tìm sản vật tiến vua, người dân tết lưới, đan rọ thô sơ mà bắt cá, dẫu có "chỉ tiêu" hằng năm nhưng cũng không thể khiến chúng tuyệt diệt. Ngày nay, những người săn bắt không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng máy móc hiện đại "vật ngửa" sông hồ lên, chăng lưới mắt nhỏ, dùng mìn, dí điện để tàn sát cá lớn cá bé, bắn đạn hoa cải, súng hơi, giăng bẫy để bắt chim to chim nhỏ... miễn là không để lọt những sản vật quý giá.
Hay như cách săn dơi ngựa chẳng hạn, phải căng lưới nơi cửa hang có dơi, mắt lưới thưa đủ lọt đầu, nhưng thân và cánh dơi mắc lại trong lưới. Khi bắt được dơi ngựa, người săn sẽ đưa ngay lên miệng mình mà cắn vào đầu nó nghe "đốp" một cái cho dơi chết, vừa không thể cắn người, vừa "hồi" mỡ, ngấm ngọt máu để ngon, bổ hơn.

{keywords}{keywords}
Dơi ngựa chỉ sống trong tự nhiên ở khu vực hang Cắc Cớ, chùa Thầy, Hà Nội.
Bị săn lùng ráo riết, dơi ngựa chùa Thầy đã thưa, sâm cầm trên bước di cư đã ít đám ghé hồ Tây, còn cá anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình. Nhưng trớ trêu thay, càng hiếm, chúng lại càng đắt, càng đắt, chúng lại càng được giới đại gia yêu thích, khao khát hơn!

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Vợ chồng Jennifer đưa hai con đi nghỉ mát

Vợ chồng Jennifer đưa hai con đi nghỉ mát


Hôm 24/1, cả gia đình Hoa hậu đã đi Đà Nẵng du lịch, trước khi vào Sài Gòn ăn Tết.



Bảo Nam, con trai đầu lòng của Jennifer Phạm đã về nước từ cuối tuần trước để ăn Tết cùng gia đình. Sáng 24/1, hot boy nhí kéo vali theo sát bố dượng Đức Hải rời khỏi căn hộ.



Bảo Nam rất thân thiết với bố dượng trong thời gian Jennifer và doanh nhân Đức Hải yêu nhau. Sau bố đẻ - ca sĩ Quang Dũng - bố dượng là người gần gũi và đặc biệt quan tâm, chăm sóc cho Bảo Nam. Bước sang tuổi thứ 6, cậu bé ngày một phát triển về chiều cao.



Jennifer Phạm và con gái bé nhỏ rời khỏi căn hộ ít phút sau đó. Cô diện đồ giản dị và đeo kính mát.



Tiểu công chúa của Hoa hậu châu Á tại Mỹ ngoan ngoãn nằm trong chiếc xe đẩy. Cô bé đã gần 6 tháng tuổi, rất bụ bẫm và đáng yêu.



Từ khi về nước, đây là lần thứ hai con gái của Jennifer lọt vào ống kính phóng viên.



Tiểu công chúa thừa hưởng nét đẹp của cả bố lẫn mẹ.



Cô bé dễ thương trong chiếc áo kẻ, quần đỏ và đội mũ len xinh xắn.



Tại sân bay Nội Bài, doanh nhân Đức Hải tất bật gửi hành lý, trong khi Jennifer bế con gái đứng cạnh.



Cậu bé Bảo Nam tinh nghịch, không chịu đứng yên một chỗ. Trên tay hot boy nhí luôn cầm con thú bông để chơi đùa.



Bảo Nam ra dáng người lớn khi đứng nói chuyện với mẹ.



Từ ngày được làm anh, Bảo Nam hay đòi mẹ cho bế em gái.



Vợ chồng Jennifer Phạm dự định dành vài ngày nghỉ ngơi tại Đà Nẵng cùng hai con. Sau đó, cặp đôi sẽ vào Sài Gòn ăn Tết cùng gia đình nhà nội. Jennifer sẽ trở lại với công việc MC "Chinh phục đỉnh cao" vào ngày 9/2.
Quỳnh Như
Ảnh: Thành Đạt

100 BÀI THƠ XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG LUẬT HOÀNG TỪ VÀ BÙI VĂN THANH




100 BÀI THƠ XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG LUẬT HOÀNG TỪ VÀ BÙI VĂN THANH

ĐÔI LỜI TÂM SỰ

Một sự gặp gỡ tình cờ trên blogger. Hai con người xa lạ nhưng cùng sinh ra trên đất Nghệ An xô viết. Tự nhiên lại gắn bó cùng nhau, khi nhận ra có sự đồng điệu trong tâm hồn thi ca.  Anh và tôi gặp nhau thật sự tình cờ như những người khác trên mạng xã hội, tuy rằng với những lời thơ đơn giản mộc mạc mà đầy chân chất nhà quê khó lòng rứt ra được. Từ những lần trò chuyện trên trang mạng ảo tôi và anh đã biến ảo thành thực, dần dần thân nhau, gắn bó như anh em ruột thịt, anh Hoàng từ tặng tôi webcam thế rồi hai chúng tôi gặp nhau tâm sự thường xuuyên hơn.
Theo lời hẹn tháng 2 năm 2013, vợ chồng tôi từ Vĩnh Phúc đã vào Nha Trang thăm gia đình anh, quả là tuyệt vời khi được anh đưa đón, đưa đi tham quan đây đó. Nhà Trang thơ mộng lại càng thơ mộng hơn khi có hình bóng hai anh em Hoàng Từ và Bùi Văn Thanh rảo bước, ngay đêm đầu tiên tôi đã viết:
 “Nha Trang ơi! Chiều nay cơn gió thổi
Đắm hồn tôi xao xuyến những mộng mơ”
Có một điều thú vị đó là bất chợt anh Hoàng Từ mê thơ đường luật, một sự đồng điệu về tâm hồn đã làm cho anh và tôi càng gắn bó hơn, cả hai anh em cùng học tập lẫn nhau, cùng giúp nhau trong lĩnh vực sáng tác


đường thi. Mặc dù lúc đầu thơ của chúng còn rất nhiều bệnh, lỗi, qua nghiên cứu anh em đã rút kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện hơn.
Ra mắt 100 bài thơ “TÌNH QUÊ XƯỚNG HỌA” đầu tiên mà các bạn đang có trên tay, là cả một sự nỗ lực không biết mệt mỏi, mang đậm nét nghĩa tình giữa hai anh em đã gắn bó trong suốt một thời gian dài, mặc dù vậy thơ của chúng tôi vẫn còn nhiều  hạn chế về ngữ nghĩa mong các bạn thông cảm.

Chúng tôi định viết lên đây thật nhiều, nhưng thôi, cứ để mọi người tự khám phá. Đọc tập thơ này tuy không có bia rượu đi kèm song chắc chắn các bạn  sẽ phải say cái nghĩa tình của hai em chúng tôi: Hoàng từ và Bùi văn Thanh

Và hôm nay:
Vĩnh phúc ngoài này trời đang rét
Mà lòng vẫn ấm trọn niềm thương
Nha Trang có biết tình tha thiết
Giữ mãi cho đời bát ngát hương
Kính chúc bạn đọc vui vẻ - Hạnh phúc và An lành

                     Ngày 25 tháng chạp năm Quí Tỵ
                             Lời tâm sự: Bùi Văn Thanh
                                          Biên tập: Hoàng Từ
 


PHẦN I
XƯỚNG: BÙI VĂN THANH - HỌA: HOÀNG TỪ

Xướng:
HOÀI NIỆM ĐẦU NĂM

Hết một năm rồi ngẫm thử xem
Tình thương trách nhiệm vẫn đi kèm
Ươm nguồn dạ bẩn không hề tốt
Dựng sóng tâm ngời sẽ chẳng nhem
Với đảng đường lên cần đẫn lại  
Về dân cuộc sống thỏa mơ thèm
Trong lòng phấn khởi vui hoài niệm
Vãn cảnh an nhàn lịch bóc tem
                   Bùi Văn Thanh

Họa:
Ý ĐẢNG LÒNG DÂN

Năm rồi Quý Tỵ nghĩ mà xem
Phải trái cùng nhau cứ chạy kèm
Lấy ruộng nhiều nơi phường ác dữ
Thu đền lắm kiểu lũ quèn nhem
Nhà quê xuống lẹ nhìn sinh chán
Phố cổ lên nhanh thấy lại thèm
Ý đảng lòng dân thành sức mạnh
Mong rằng Giáp Ngọ sáng ngời tem
                        Hoàng Từ


 Xướng :
LÃNG TỬ

Tình đang gửi gắm chốn mây trời
Dạ vẫn còn chờ buổi ghé chơi
Dốc hiểm mù giăng nào nản chí
Rừng thiêng bão nổi chẳng sai lời
Bao lần hạ đến mong suôn sẻ
Mấy vụ xuân về ước thảnh thơi
Phải đám hương xưa lòng nhớ Nhạn
Bồng phiêu lãng tử thấy thương đời
                  Bùi Văn Thanh




Họa:
ƯỚC

Mộng được cùng em đến cuối trời 
Bên nàng toại nguyện thú vui chơi
Cay tình bởi lẽ gieo điều tiếng
Nhạt nghĩa vì do nuốt mất lời
Muốn nổi duyên tơ cần thiện ý
Say chìm bến cũ phải thanh thơi
Mong rằng mọi sự an bình hưởng
Tuổi thọ nâng cao sướng trọn đời
                   Hoàng Từ


 Xướng:
GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Giỗ tổ Hùng Vương đã tới nơi
Quê hương Phú Thọ thỏa lòng mời
Tưng bừng phố núi nhiều phương đến
Tấp nập rừng xanh lắm điểm chơi
Tổ Mẫu Ốc Sơn nhìn trải rộng
Lăng Vua Nghĩa Lĩnh ngắm cao vời
Dâng hương Rước kiệu lòng ghi tạc
Đất cổ Việt xưa mãi rạng ngời
              Bùi Văn Thanh




Họa:
NGÀY 10 THÁNG 3

Mồng mười lễ hội rộn nhiều nơi 
Giỗ tổ Hùng vương kính trọng mời
Khách đến dâng hương cùng vãn cảnh
Người về rước kiệu cộng vui chơi
Phong Châu thuở trước rừng xanh thẳm
Phú Thọ ngày nay phố tuyệt vời
Quốc Mẫu Âu Cơ  còn lắng đọng
Văn Lang cổ Việt mãi tươi ngời
                   Hoàng Từ


Xướng: 
TÂM TÌNH

Mạng ảo nhưng tình vẫn cứ say
Mà sao cuốn hút mạnh như rày?
Vì yêu "Áo trắng" mơ bằng được
Bởi mến "Thi đàn" mộng thỏa hay
Trải nghiệm lòng thành vui chiến hữu
Đồng cam mắt gợi tuyệt đêm ngày
Cao niên giãn trí ngời tâm khảm
Nghĩa đẹp duyên bền nắm chắc tay
                      Bùi Văn Thanh




Họa:
GIAO HÒA

Giao hòa xướng họa có người say
Bởi thế cho nên mệt mỏi rày
Nghĩa thắm lời vàng vần thấy đẹp
Tình ngời ý ngọc điệu nghe hay
Trau dồi lục bát vui nhiều bữa
Gọt giũa đường thi khổ lắm ngày
Bạn hữu gần xa cùng chúc tụng
Xuân về hội ngộ xiết nhau tay
                      Hoàng Từ


Xướng:
HỒNG NHAN

Bạn học cùng nhau đã lấy chồng
Em thì phận hẩm đoạn trường không?
Mai đầy ngõ trước mong người thưởng
Huệ lắm vườn sau ước kẻ trồng
Bão táp đâu màng ra bến đợi
Sương tràn bỏ mặc xuống chùa trông
Đời tư lặng lẽ sầu thê thảm
Khắc khoải ngày đêm hận má hồng
                      Bùi Văn Thanh




Họa:
BẠC PHẬN

Duyên em bạc phận mãi chưa chồng
Bốn bảy xuân thì chịu cảnh không
Ruộng lúa nào hay vô kẻ dặm 
Vườn hoa chẳng ngó vắng người trồng 
Nhiều hôm khấp khởi ngồi mong nhớ
Lắm buổi bồn chồn đứng ngóng trông
Chấp nhận buồn đau rồi một kiếp
Năm qua tháng lại má phai hồng
                   Hoàng Từ


Xướng:
TÌNH BUỒN

Những giọt mưa buồn khắc khoải xâu
Lòng ôm thổn thức mãi âu sầu?
Bao lần hạ đến mơ màng nẻo
Mấy thuở xuân về lặng lẽ châu
Hỏi bến còn đâu càng rũ rượi
Tìm duyên chẳng thấy lại đau đầu
Rừng thiêng nước độc tình trăn trở
Gặp phải sai lầm mỏi mắt ngâu!
                   Bùi Văn Thanh




Họa:
CẢM XÚC

Sương vờn lóng lánh tựa cườm xâu
Nỗi nhớ trào dâng nghẹn lối sầu
Ước vọng ngao du tràn bốn bể
Mong chờ vãn cảnh ngợp năm châu
Đem về tặng mẹ khăn choàng cổ
Gửi tới cho em  mũ đội đầu
Kỷ vật trao nhau đầy xúc cảm
Hôn nồng cháy bỏng dưới cành ngâu
                          Hoàng Từ


Xướng:
CHIỀU ĐÔNG

Một buổi chiều tàn phảng phất mưa
Mình em lặng lẽ tựa thân dừa
Môi hồng thuở ấy đương còn dệt
Tóc mượt giờ này hẳn chẳng đưa
Nỗi nhớ sầu ôm dồn vẫn mộng
Niềm thương chứa đọng nói sao vừa
Da mồi điểm bạc lòng vương vấn
Bởi thế hương tình cứ vội xưa
                  Bùi Văn Thanh




Họa:
THIẾU NỮ

Chân trời xám xịt sắp tuôn mưa
Thiếu nữ màng mơ tựa gốc dừa
Đội nón nghiêng vành môi mím chặt
Cầm dù chỏng cán mắt đung đưa
Hoàng hôn tỏa xuống mây đen vãn
Chập tối trùm lên giá lạnh vừa
Lãng tử nhìn em về mộng mị
Tình buồn phác họa cảnh ngày xưa
                    Hoàng Từ


Xướng:
 ĐÊM RẰM

Tỏ ánh trăng rằm họa bỡn thơ
Về khuya gió thổi lạnh không ngờ
Bàn tay Hạ đó trao miền nghĩa
Hũ rượu Xuân này thả bến mơ
Giữ mảnh duyên ngời xanh ước nguyện
Tìm phương đức trọng đỏ tôn thờ
Hương đời rộng mở lòng hưng phấn
Vãn cảnh gieo tình đượm dáng tơ
                      Bùi Văn Thanh




Họa
HỌA THƠ

Đêm rằm nguyệt sáng đọc bài thơ
Ngẫm lại đường thi khó chẳng ngờ
Đối phải thông minh nhiều kẻ mộng
Niêm cần chuẩn mực lắm người mơ
Cùng nhau xướng họa tôn sùng kính
Bạn hữu giao lưu quý trọng thờ
Khoái chí làm sao khi đã hiểu 
Trang đời ngữ nghĩa đẹp tình tơ
                   Hoàng Từ


Xướng:
UỐNG TRÀ ĐÊM

Thưởng thức trà đêm gợi mãi tình
Như là tắm giữa nụ cười xinh
Trong đầu cảm hứng say lời họa
Trước mặt vườn thơ mãn thảo bình
Thả những niềm riêng ngời Xứ Nghệ
Ươm nguồn lẽ sống rạng Thành Vinh
Trăng vừa tỏ bóng mùi hương quyện
Đã nguyện thề yêu mảnh đất mình
                       Bùi Văn Thanh




Họa
CÀ PHÊ

Cà phê buổi sáng cạnh người tình
Nhỏ giọt đen tuyền xuống cốc xinh
Vị đắng ngon lành đâu phải luận
Mùi thơm  hấp dẫn khỏi cần bình
Vang lời xuất khẩu Buôn Ma Thuột
Nổi tiếng tiêu dùng Đất cổ Vinh
Thỉnh thoảng lai rai cùng bạn hữu
Nguồn vui cảm khoái trực bên mình
                        Hoàng Từ


Xướng:
HỢP DUYÊN

Nghĩa đỏ tình xanh đẹp khép vòng
Không hề khắc kỉ mãi nguồn trong
Chân trời gió thổi nào lo dốc
Góc biển buồm xoay chẳng ngại dòng
Giữ sáng tâm mình say bởi đợi
Lưu ngời ý bạn thỏa rằng mong
Vui ngày tái hợp duyên bền vững
Mãn nguyện đời xuân hẳn nức lòng
                      Bùi Văn Thanh




Họa:
HỢP TÌNH

Tình ta đẹp đẽ nối liền vòng
Nỏ khắc không tàn giữ sáng trong
Bão lũ đâu sờn cùng vượt dốc
Mưa tuôn chẳng ngại hợp theo dòng
Chia lìa trí vững nào xao động
Chế diễu gan bền vẫn ước mong
Đợi dịp xuôi buồm thuyền cập bến
Xe duyên kết tóc mãi yên lòng
                   Hoàng Từ


Xướng:
NAO LÒNG

Ngẫm cảnh nao lòng đắng giọt châu
Người ta vẫn đợi mắt thâm sầu?
Nhiều hôm thức mỏi dần khô trắng
Lắm bận mong hoài mãi thẳm sâu
Bởi kiếp duyên bầm nên rũ mặt
Vì thân bến đục nghĩ long đầu
Đồng không quạnh quẽ hồn tê tái
Lặng lẽ quay mình khổ biết đâu
                      Bùi Văn Thanh




Họa:
NỖI SẦU

Chim trời cá nước vượt bao châu
Bó buộc mình ta lắm nỗi sầu
Kẻ sướng vào ra thành phố rộng
Người buồn xếp xó núi rừng sâu
Năm cùng vất vả nguồn đau kiếp
Tháng tận gian nan mạch nhức đầu
Cuộc sống hoang tàn nơi góc bể
Xoay vòng muốn đổi biết về đâu?
                        Hoàng Từ


Xướng:
XỨ NGHỆ NỔI DANH

Xứ Nghệ quê Người nổi mãi danh
Trời mây khoáng đạt nước trong lành
Xây vùng phát triển đời tươi thắm
Dựng phố trang hoàng nghĩa biếc xanh
Đại Huệ rừng thơm hòa giấc ngủ
Làng Sen phố đẹp mở tâm thành
Về thăm vãn cảnh tình lưu luyến
Mảnh đất ươm mầm tiến rõ nhanh
                 Bùi Văn Thanh




Họa:
QUÊ MÌNH

Quê mình lắm chỗ đã lừng danh
Xứ Nghệ tình sâu mãi ngọt lành
Đắp đập xây hồ trùm nước biếc
Trồng chè bạt núi phủ màu xanh
Ca trù nổi trội lan truyền xứ
Ví dặm vang dồn rộng khắp thành
Ngắm cảnh trường xưa bao luyến nhớ
Trông về Bến Thủy dựng xây nhanh
                       Hoàng Từ


Xướng:
TÌNH THƠ

Đã mấy năm rồi thả ý thơ
Niềm vui bất tận có ai ngờ
Ươm tình khắp chốn duyên càng tỏ
Kết bạn bao miền nghĩa chẳng ngơ
Thuở ấy trao tay trên bến đợi
Giờ đây hẹn ước dưới trăng chờ
Thời gian mất hút không quay trở
Cuộc sống đa màu khỏi phất phơ 
                      Bùi Văn Thanh




Họa:
DUYÊN THƠ

Bao ngày tập tễnh học làm thơ
Đọc kĩ vần niêm khó bất ngờ
Kết nối anh em từ đã tỏ
Giao hòa bạn hữu luật còn ngơ
“Hoàng Gia” đất Việt tình mong mỏi
“Biển Hẹn” Nha Trang nghĩa đợi chờ
Xướng họa thường xuyên lòng hứng khởi
Vui mừng gặp lại khỏi lơ phơ
                  Hoàng Từ


Xướng:
NGÓNG ĐỢI

Qua rồi bốn chục... ngẫm chưa lâu
Nhớ mái trường xưa tựa buổi đầu
Bạn mải rèn tâm tình thắm đượm
Cô cần dạy đức nghĩa nồng sâu
Tường rêu vẫn đó say miền đợi
Phượng cỗi còn đây xóa giọt sầu
Ngóng một ngày kia về gặp gỡ
Cho lòng thỏa mãn... sáng từng câu
                Bùi Văn Thanh




Họa:
TRÔNG CHỜ

Bốn bảy năm rồi cách trở lâu
Buồn ơi nát vỡ mối tình đầu
Nhiều khi tưởng những không hề cạn
Lắm lúc hay còn mãi thẩm sâu
Nhớ buổi tan trường vương nẻo đợi
Quên hôm sẻ lớp ngán phương sầu
Trông ngày tốt nghiệp chờ hôn lễ
Chẳng được duyên thành nghẹn nói câu
                       Hoàng Từ

  
Xướng:
LƯU LUYẾN 

Chia tay thuở ấy tiễn lên đường
Nhịp bước muôn trùng nỗi nhớ thương
Nghĩa cũ mơ về say đất biếc
Tình xưa mộng đến ngợp bông hường
Lưu đầy kỷ vật hồng tươi mắt
Giữ đúng lời thề lộng ngát hương
Cuộc sống tô màu ngon giấc điệp
Đời ươm sắc thái quyện thao trường
                   Bùi Văn Thanh




Họa
THƯƠNG ĐAU

Máu đổ ngày xưa khắp nẻo đường
Quân thù bắn giết quả đau thương
Thăm nơi chị ngã vài cành cúc
Viếng mộ anh đi một đóa hường
Liệt sĩ  ngàn đời ngời đất tổ
Công thành kiệt suất rạng quê hương
Muôn lần tưởng niệm người con quí
Đã chết vì dân ở chiến trường
                           Hoàng Từ


Xướng:
THANH CHƯƠNG 

Quê nhà Xứ Nghệ núi non xanh
Ví dặm câu ca đượm mát lành
Biển đẹp ngàn đời say sắc nước
Rừng vàng vạn thuở dệt hồn tranh
Mênh mông đức tổ ngời tình trọn
Bát ngát lòng cha rạng chữ thành
Đón bạn về thăm miền đất cổ
Ta cùng dạo ngắm cảnh trăng thanh
                Bùi Văn Thanh




Họa:
QUÊ TÔI

Đất tổ quê mình lúa mượt xanh
Đồng chiêm vịt cỏ thịt ngon lành
Sông đào lượn uốn như đường lụa
Núi đá vòng vèo  tựa bức tranh
Tép ngọt đi về làng Kẻ Gám
Lươn thơm hãy đến huyện Yên Thành
Dừng chân ghé lại thăm nơi ấy
Cuộc sống hài hòa nghĩa khí thanh
                         Hoàng Từ


Xướng:
LŨ QUÊ TÔI

Lũ cuộn về nhanh mạnh bất ngờ
Đầu nguồn núi sạt đứng nhìn ngơ
Vườn cà nát quả già đau đớn
Ruộng lúa chìm bông trẻ thẫn thờ
Cả nước ra tay tươi giấc mộng
Dân làng hợp sức sáng miền mơ
Bao lần bão quét đều giăng khổ
Sát cánh tương thân thỏa đợi chờ
                 Bùi Văn Thanh




Họa:
LŨ LỤT

Mưa tuôn lũ quét lụt nào ngờ
Vỡ đập trôi nhà đứng ngẩn ngơ
Dập nát tường xây không chỗ ngụ
Tan hoang mái lợp chẳng nơi thờ
Bao người góp của tươi niềm ước
Tập thể gieo tình sáng giấc mơ
Bão táp thường xuyên gây khổ nạn
Thôn quê nghĩa ấm thỏa mong chờ
                      Hoàng Từ


Xướng:
QUÊ MÌNH 

Xứ Nghệ hào anh đẹp sổ vàng
Muôn đời tiếng vọng vẫn còn sang
Đầu làng cuốc gậy ùa lên tỉnh
Cuối xóm liềm dao giục chặn đàng
Bọn trẻ hờn căm thề quyết đánh
Ông già uất hận hứa cùng phang
Quân thù khiếp sợ hồn tan tác
Mảnh đất xưa nay chẳng bẽ bàng
                       Bùi Văn Thanh




Họa:
NGHỆ TĨNH

Tình dân Nghệ Tĩnh quý hơn vàng
Đói khổ cơ hàn nghĩa vẫn sang
Hợp tác kề vai xây xóm bản
Đồng tâm góp sức sửa con đàng
Thanh niên ghét giặc thề đòn  đánh
Các cụ căm thù dựng võ phang
Dũng cảm quê mình trong quá khứ
Lưu danh để tiếng chí hùng bàng
                   Hoàng Từ


Xướng:
HƯƠNG QUÊ

Chân trời lộng gió thả diều bay
Lắng đọng hồn ta quyện chốn này
Khúc nhạc vi vu thêu mộng đắm
Cung đàn nhộn nhịp kết nồng say
Đồng vàng bát ngát ươm tình đẹp
Xóm nhỏ cười tươi tỏa nghĩa dày
Cuộc sống tô màu vương vấn lạ
Quê nhà tiếng vọng thỏa điều hay
                Bùi Văn Thanh




Họa:
NHUNG NHỚ

Bỗng lũ chim diều cứ lượn bay
Hồn ta xáo động bởi nơi này
Làng quê hát kịch thêu tình thắm
Hội quán câu chèo kết mộng say
Sáo thổi vang nguồn duyên mở rộng
Đàn âm vọng xóm nghĩa thêm dày
Xa miền đất cổ nhiều vương vấn
Cách trở không về mẹ có hay?
                  Hoàng Từ


Xướng:
 LÃNG TỬ  SẦU

Nhiều năm thất thểu cuối chân trời
Bạn có nhưng mà chẳng đến chơi
Gối mỏi lên đèo vờ nhụt ý
Mình đau lội suối trách đôi lời
Mưa vầy ướt nghĩa tâm còn rệu
Nắng đổ khô tình dạ vẫn thơi
Kiếm mãi đường xưa chim rã cánh
Bồng phiêu phỉ chí ngán trang đời
                       Bùi Văn Thanh




Họa:
TÌNH DUYÊN

Hứa sẽ cùng em tận cuối trời
Thu vàng giải trí điểm vui chơi
Bao lần  gió lộng không nao chí
Mấy thuở đường trơn vẫn trọn lời
Hạ tới oi nồng luôn mệt lả
Xuân về dịu mát mới khoan thơi
Hồn nhiên sống khỏe sum vầy bạn
Trở ngại tình duyên chẳng oán đời
                       Hoàng Từ


Xướng:
NGÀY XƯA ĐI HỌC

Cái thuở cùng nhau rảo tới trường
Mưa dầm gió bắc chẳng hề vương
Nhiều giờ luyện toán say muôn nẻo
Lắm buổi rèn văn đẹp vạn đường
Ở lớp nghe thầy ngời đạo nghĩa
Về nhà hỏi bạn trọn niềm thương
Nhìn hoa Phượng nở tình lưu luyến
Kết lại trong ta một đóa hường
                  Bùi Văn Thanh




Họa:
THỜI ĐI HỌC

Ngày xưa Cuốc bộ đến ngôi trường
Nắng đổ mưa rào dạ vấn vương
Giải toán tìm lời say khắp nẻo
Bình thơ luận tứ sáng muôn đường
Anh em giúp đỡ tình lưu luyến
Bạn hữu giao hòa nghĩa mến thương
Để tiến xa gần tâm hướng nghiệp
Thành danh mới toại ấm môi hường
                       Hoàng Từ


Xướng:
NGẪM CẢNH ĐÔNG

Thu rời phím ngọc cảnh vào Đông
Xám bạc dòng trôi khổ mãi chồng
Mẹ ghét sương đầy chen ngõ bản
Cha buồn tuyết ngợp phủ rừng thông
Mưa vầy nặng gánh trèo trên đỉnh
Gió thổi oằn vai lội giữa đồng
Đợi ấm xuân về cho thỏa nghĩa
Bây giờ ngẫm hỏi chán lòng không?
                   Bùi Văn Thanh




Họa:
CẢM NHẬN MÙA TIẾT

Lạnh giá mưa phùn giữa cảnh đông
Người qua kẻ lại vợ bên chồng
Xuân về ngát tỏa mùi hoa huệ
Hạ đến thơm lừng nhựa phấn thông
Gió lặng ong vờn đầy ngọn núi
Trời quang én lượn khắp ngoài đồng
Thu sang mát mẻ cành đâm lộc
Bốn vụ luân hồi  thú vị không?
                     Hoàng Từ


Xướng:
TÌNH ĐỜI

Người đi nỗi nhớ tả sao vừa
Cách trở xa vời lặng lẽ mưa!
Ngõ hẹn còn vương mùa gió nổi
Đường say vẫn đắm vụ sương bừa
Phương này hứa đợi vầng trăng tỏ
Chỗ ấy mong chờ vạt nắng thưa
Hạnh phúc trao đời thêm trẻ mãi
Tình sang nghĩa quý...đẹp duyên thừa
                      Bùi Văn Thanh




Họa:
KHÁT VỌNG

Khát vọng đời tươi mấy cũng vừa
Căng mình trải gió với dầm mưa
Nhiều khi tuyết phủ Cha cày cuốc
Lắm buổi mù giăng Mẹ cấy bừa
Ruộng lúa xanh màu ừ: Đúng vậy!
Vườn cà nặng quả dạ: Xin thưa!
Nghề nông vất vả nhưng tình nghĩa
Cả nước quan tâm chẳng có thừa
                      Hoàng Từ


Xướng:
ĐƯỜNG XƯA

Gặp gỡ vui mừng nhắc chuyện xưa
Nhiều năm quãng vắng nói sao vừa?
Ra đi thuở ấy mơ còn đọng
Trở lại lần này mộng vẫn đưa
Mến nghĩa tình nồng tươi cảnh mới
Trao duyên sắc thắm đẹp hương thừa
Niềm vui tột đỉnh ngày tương ngộ
Cái tuổi về chiều… mặc gió mưa
               Bùi Văn Thanh




Họa:
KẾT LẠI

Bây giờ nói chuyện mới và xưa
Nghĩ tới  còn ghê  kể chẳng vừa
Lũ quét nhà trôi sang kéo giữ
Đê tràn gạo mất xuống trao đưa
Cơ hàn giúp đỡ tình không ít
Khổ cực thăm nom đẹp có thừa
Kết lại toàn dân thành một khối
Tâm đời nở rộ thắng mây mưa
                    Hoàng Từ


Xướng:
CẬN KỀ

Đã cận kề sang Giáp Ngọ rồi
Đang còn lắm chuyện phải bàn thôi
Gieo trồng vụ lúa xanh đầu ngọn
Cắt tỉa vườn hoa đẹp mắt chồi
Kiểm việc càng lo thời mỗi hết
Xem ngày vẫn sợ tiết dần trôi
Nghề nông vất vả nhiều canh bạc
Lão mộng năm này hoán đổi ngôi
                 Bùi Văn Thanh




Họa:
NỖI LO NGHỀ NÔNG

Bà con nóng ruột tết kề rồi
Giáp Ngọ đâu màng kệ đến thôi
Mạ nếp đừng quên rà ngắn ngọn
Cam canh phải nhớ ghép dài chồi
Lân hòa tưới Cải thời gian chạy
Đạm vãi chăm Cà nước mắt trôi
Vất vả nghề nông buồn thiếu hụt
Bao ngày tạo giống mộng lên ngôi
                 Hoàng Từ


Xướng:
NGHÈO

Quẫn trí sầu tư hận bởi nghèo
Lưng trời, mặt đất vẫn nồi treo
Bao lần ưỡn ngực ghìm xuôi thác
Mấy bữa gồng tay đẩy ngược đèo
Vợ ốm than đời buồn cảnh rũ
Con gầy ghét phận khổ người neo
Ngôi nhà cũ nát mưa vầy dột
Lão hỏi vì sao trọn kiếp bèo?
                Bùi Văn Thanh




Họa:
BỞI VÌ NGHÈO

Nhà tranh vách đất bởi vì nghèo
Gạo hết không tiền nợ phải treo
Suốt buổi lên rừng qua động thác
Quanh năm xuống rẫy vượt ghềnh đèo
Than thân đói kém tình buồn bã
Trách phận âu sầu cảnh khổ neo
Mẹ ốm cha què con thiếu sữa
Đời sao bất hạnh kiếp như bèo
                         Hoàng Từ


Xướng:
HẸN ƯỚC

Sân trường rộng mở đắm miền say
Hẹn ước mùa sau đợi tháng ngày
Nhớ Phượng nồng nàn khi gió thổi
Thương bàn vắng vẻ lúc mưa bay
Thầy cô dệt nghĩa không hề dối
Bạn hữu trao tình chẳng thể thay
Giữ trọn niềm tin lòng hội mở
Đời vang tiếng vọng sáng nơi này
                        Bùi Văn Thanh




Họa:
LỚP HỌC

Lớp học bao giờ cũng mến say
Cùng nhau gọt dũa cả đêm ngày
Bàng xanh cửa sổ đàn chim hót
Phượng đỏ sân trường lũ bướm bay
Giáo dục điều hay tình chẳng đổi
Khuyên đời lẽ phải nghĩa nào thay
Thầy cô bạn hữu nguồn lưu luyến
Tỏa ngát hương thơm chốn cũ này
                   Hoàng Từ


Xướng:
MỪNG ANH CẢ TUỔI 70 

Mừng xuân chúc thọ thỏa vui cười
Giáp Ngọ Anh tròn tuổi bảy mươi
Nội ngoại bà con khen đức sáng
Gần xa bạn hữu ước vàng mười
Dâng bờ hạnh phúc ngời duyên đẹp
Ngập bãi hương tình rạng nghĩa tươi
Cuộc sống bình yên lòng phấn khởi
Nâng ly rượu nhạt thắm tâm người
                Bùi Văn Thanh




Họa:
BẢY CHỤC XUÂN

Bảy chục mùa xuân nở nụ cười
Mong rằng sức bật giống đôi mươi
Đàn ông đến hỏi mừng anh chín
Phụ nữ qua chơi chúc bác mười
Hạnh phúc ngàn năm tình thắm đẹp
Sang giàu trọn kiếp nghĩa hồng tươi
An lành hưởng lộc bên con cháu
Sống khỏe đoàn viên với mọi người
                   Hoàng Từ


Xướng:
NGẮM HỌA TRANH

Bức họa nơi này gió quẩn quanh
Dài xuôi mái tóc ngỡ dây mành
Long lanh mắt sáng khuôn hình đẹp
Rực rỡ mây hồng nét bút thanh
Ngắm kỹ mê hồn bao kẻ thích
Xem qua hấp dẫn khối người dành
Ai ngờ lãng tử nhìn không chán
Tấm tắc khen hoài thợ vẽ tranh
                  Bùi Văn Thanh




Họa:
XEM TRIỄN LÃM

Xem hình triển lãm đứng vòng quanh
Nổi tiếng nghề thêu dệt bức mành
Đảo Yến mê hồn say nét đẹp
Hòn Hèo hấp dẫn đượm tình thanh
Dân qua thưởng ngoạn nhiều  người thích
Khách đến tham quan lắm kẻ dành
Các kiểu trưng bày nhìn chẳng ngán
Ra về nhớ mãi sáng bao tranh
                       Hoàng Từ


Xướng:
DÁNG QUÊ 

Xứ Nghệ xuân về nhụy ngát hương
Chiều mưa phảng phất tắm bông hường
Đào phai sánh chậu mai vàng cốm
Nắng trải qua hàng liễu biếc thương
Trống dục liên hồi vui giữa xóm
Cờ bay lộng gió rực ven đường
Dân làng rộn rã say mùa mới
Trẩy hội đua thuyền chẳng vấn vương
                   Bùi Văn Thanh




Họa
QUÊ NHÀ

Quê nhà Giáp Ngọ bưởi thơm hương
Đỏ rực ngoài sân những chậu hường
Khóm trúc khum cong trông hấp dẫn
Cành đào uốn lượn thấy mê thương
Nam thanh nữ tú đùa trong bản
Bá cổ quàng vai bước dọc đường
Phấn khởi xuân về vui trẩy hội
Tình làng nghĩa xóm mãi còn vương
                  Hoàng Từ


Xướng:
TỰ TÌNH

Bao ngày khổ luyện mến nàng thơ
Vốn chữ cần trương chỉ được tờ
Thích trổ vài câu thì cưỡng vận
Ưa làm mấy đoạn chẳng vừa cơ
Đêm nằm nghĩ lắm tìm đâu tỏ
Tháng đợi say nhiều hỏi mãi lơ
Kể cũng yêu đời nhưng kém dạ
Nguồn vui rủ bạn sắm bàn cờ
                  Bài Văn Thanh





Họa
KIÊN TRÌ
Tích lũy bao mùa để viết thơ
Gom thêm cứ liệu được trăm tờ
Anh em nhiệt huyết vui nhiều nỗi
Bạn hữu ân cần sướng lắm cơ
Đối ý tìm thanh không thể lãng
Gieo vần kiếm chữ chẳng làm lơ
Kiên trì khổ luyện sai vơi mãi
Thất bại còn đâu tạo nước cờ
Hoàng Từ


Xướng:
TÌNH XUÂN

Ngọt mãi thơ tình nét khổ vơi
Ngày xuân vãn cảnh đẹp tô đời
Thăm thầy giáo cũ say miền hẹn
Đến bạn xưa cùng mãn buổi chơi
Cảm được duyên ngời bay khắp ngõ
Thơm mùi nghĩa trọng xóa trùng khơi
Đây nguồn lẽ sống giàu sinh lực
Phủ thắm ngàn thu ngợp giữa trời
                Bùi Văn Thanh




Họa
TÌNH NGƯỜI

Tình người quí trọng chẳng nào vơi
Giúp đỡ  hàn huyên sáng cuộc đời
Nghĩa đẹp trao nhau anh đến hỏi
Duyên nồng đổi lại chị sang chơi
Quyên vàng kẻ vạn ra ngoài biển
Góp của làng thuyền vượt sóng khơi
Sống tốt ngàn năm còn vọng mãi
Làm luôn việc thiện rạng mây trời
                         Hoàng Từ


Xướng :
 THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ

Bao ngày nắng hạn khổ lao đao
Đã vậy còn thêm cảnh gió lào
Ruộng lúa chờ mưa nghiêng ngả gục
Vườn cây khát nước đảo điên nhào
Trâu bò suối cạn không nơi thả
Cá chạch hồ khô hết chỗ vào
Xứ Nghệ Miền Trung đầy bão nổi  
Thương về đất Mẹ biết làm sao     
                  
                    Bùi Văn Thanh



Họa
BUỒN THƯƠNG NGHỆ TĨNH

Gạo hết ăn mì với củ đao
Nhiều khi chạy bữa phải sang Lào
Nương chè thiếu nước cây nghiêng ngã
Ruộng lúa khô khan nhánh gục nhào
Đất nẻ cua bò không chỗ thoát
Bùn se  chạch lẩn chẳng nơi vào
Buồn thương Nghệ Tĩnh hay mưa lụt
Hạn hán niên thường cực lắm sao 
                            Hoàng Từ


Xướng :
XỨ NGHỆ

Xứ Nghệ tươi màu đẹp ngất thơ
Bao năm đạn nổ bụi tung mờ
Quê mình quý trọng thêu hương nhớ
Đất mẹ yêu thương dệt mộng ngờ
Ý Đảng muôn ngàn câu nghĩa đợi
Lòng dân vạn thuở chữ tình chờ
Mời người vãn cảnh về nơi ấy
Rạo rực chân trời sáng giấc mơ               
                   Bùi Văn Thanh




Họa
ĐẤT HỌC

Nơi này đất học thích làm thơ
Nghệ Tĩnh văn chương tiếng chẳng mờ
Ý chí ngoan cường cần phải trọng
Niềm tin mãnh liệt hết nghi ngờ
Đi thi kết quả làng mong đợi
Tuyển dụng  thành công huyện ước chờ
Xướng họa lâu ngày nhiều bác giỏi
Quê nhà vạn thuở sáng tình mơ
                       Hoàng Từ


Xướng
NHỚ TUỔI HỌC TRÒ

Nghĩ lại ngày xưa tuổi tới trường
Trong lòng quyến luyến nỗi tơ vương
Tung tà áo trắng say miền đợi
Rớt bụi tình nồng đọng kiểu thương
Phượng Vĩ đơm hoa xòe cạnh cổng
Bằng Lăng ngả tán tỏa ven đường
Bây giờ mãi mộng thời gian ấy
Vẫn ngợp chan hòa sáng đẹp chương 
                    Bùi Văn Thanh




Họa
XA TRƯỜNG

Giờ đây nghĩ đến cảnh xa trường
Bạn hữu chia lìa dạ vấn vương
dáng vóc nam thanh giàu nghị lực
Da hồng nữ tú sáng tình thương
Không quên họp tổ nơi hè lớp
Vẫn nhớ đùa chơi chốn vệ đường
Kẻ Bắc người tây đành cách biệt
Lâu rồi cuộc sống đã sang chương
                        Hoàng Từ


Xướng :
NHỚ ƠN THẦY CÔ

Công ơn dạy bảo nhớ đêm ngày
Đạo sống làm người sáng mãi đây
Ở ngái thì trao lời thắm đượm
Về gần cứ đến hỏi thăm ngay
Danh thành phải để tình tràn ngập
Đức trọng đâu quên nghĩa chất dày
Phúc lộc trang đời luôn nảy nở
Duyên mình lắng đọng chẳng hề thay     
                  Bùi  Văn Thanh



Họa
 KÍNH TRỌNG THẦY CÔ

Dạy bảo trò yêu  suốt tháng ngày
Say nghề giáo dục hết mình đây
Nhân thời lễ tết  về thăm kịp
Gặp lúc buồn đau tới hỏi ngay
Nghĩa ấy không quên bền kết chặt
Duyên kia nhớ mãi chất càng dày
Thầy cô kính trọng dân yêu quý
Báo đáp ân tình chẳng đổi thay
            Hoàng Từ



PHẦN II
XƯỚNG:  HOÀNG TỪ - HỌA: BÙI VĂN THANH

Xướng :
GẶP GỠ ANH EM

Nỗi khổ lâu ngày chẳng được chơi
Giờ đây tóc bạc  muốn kêu trời
Già khum hiện hữu da vàng rộm
Tuổi trẻ xưa còn má đỏ tươi
Phấn khởi giao lưu cùng lắm bạn
Mừng vui xướng họa với nhiều người
Khai thông trí não nhờ lên mạng
Gặp gỡ anh em thoải mái lời
                         Hoàng Từ

Họa:
TÌNH NGHĨA

Ta về chốn cũ đẹp lòng chơi
Chẳng sợ ngàn xa tận cuối trời
Gặp gỡ bao mùa càng thấy đượm
Chia tình mấy thuở vẫn còn tươi
Cầu mong ấm áp ngời tâm bạn
Ước thỏa  miên man sáng đức người
Tết đến trăm hoa bừng nở rộ
Duyên xưa mãn nguyện đẹp trao lời
                        Bùi Văn Thanh


Xướng
NGHỀ ĐƯA KHÁCH

Mặt nước trong xanh gợn sóng vằn
Khua chèo khuấy động ánh mờ trăng
Thuyền lao lướt thoáng mơ anh đạt
Gió thổi lùa nhanh ước chị bằng
Lắm tháng yêu đò nằm muỗi lộng
Nhiều mùa mến bãi ngủ mù chăng
Cam lòng với việc nghề đưa khách
Cuộc sống tơ vò tựa nhện giăng
                 Hoàng Từ




 Họa:
XUÂN TÌNH

Hoàng hôn lặn dưới mảng mây vằn
Sóng bạc thuyền về ngợp ánh trăng
Đất vẫn chờ hoài hương sắc đượm
Người đâu ngóng mãi cánh chim bằng
Thương ngày cạnh bến sương mù phủ
Nhớ thuở  trên đồng nắng gió chăng
Rực rỡ mùa xuân hồn lắng đọng
Vui đời bất tận nghĩa tình giăng
                   Bùi văn Thanh


Xướng:
TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG
  ( Tặng anh Võ Làng Trâm quê Quảng Trị về thăm quê )

Tìm về lối cũ dịp mùa đông
Gặp cảnh quê hương xúc động lòng
Thạch Hãn nào quên say bến nước
Đông Hà vẫn nhớ rộn tình sông
Đơn côi khói lửa nơi mồ mẹ
Lẻ bóng nhang đèn chốn tổ tông
Cảm tạ bao người vui đón tiếp
Ra đi mắt đỏ lệ rơi dòng 
                Hoàng Từ


 Họa:
CHẲNG PHẢI  ĐÔNG

Khép lại thu tình nặng cảnh đông
Đường xưa lá đổ chẳng xiêu lòng
Người về  rực rỡ thuyền say bến
Bạn đến nồng nàn cá nhớ  sông
Nghĩa đẹp còn trông chờ sáng đức
Duyên bền cứ phải rạng ngời tông
Xây đời hạnh phúc hồng gia đạo
Cuộc sống êm trôi chảy thuận dòng
                      Bùi văn Thanh


Xướng:
ĐƯỢC NGHỈ HƯU
( Tặng cô Thy Lệ Trang được nghỉ hưu )

Về hưu được nghỉ quá mừng rồi
Vất vả bây giờ trút bỏ trôi
Xướng họa đường thi tô đắp thế
Giao lưu lục bát dựng xây thời
Bên chồng ngắm cảnh tươi niềm phúc
Cạnh vợ nhìn trăng sáng cuộc đời
Trí não an lành vui thỏa thích
Sum vầy đắc đạo nghĩa tình chơi
                    Hoàng Từ



Họa:
GIEO TÌNH

Cảm thấy từ nay thỏa mãn rồi
Cho dù cuộc sống cứ dần trôi
Khi mê  lục bát không dàn trải
Lúc mộng đường thi lại gặp thời
Sáng đức thăng hoa tràn lễ nghĩa
Ngời tâm tận hưởng dệt trang đời
Cùng nhau luyện trí bền hương nhụy
Xướng họa gieo tình thả sức chơi
                Bùi văn thanh


Xướng: 
CHẲNG HỀ QUÊN

Bao ngày thổn thức nghĩ về em
Nặng nợ duyên tình đã lắm đêm
Những buổi cô đơn  càng nhớ lạ
Đôi lần vắng vẻ lại buồn thêm
Sương lùa ẩm lạnh môi tê cứng
Gió thổi khô hanh mắt ướt mềm
Tạo hóa sao đành  chia cách biệt
Nồng nàn chốn ấy chẳng hề quên
                         Hoàng Từ  




Họa:
NGƯỜI XƯA

Biết mấy năm rồi mộng nhớ em
Mưa vầy bão dập đến từng đêm
Thương đầu ngọn sóng còn xao động
Đợi giữa sân trường lại lắng thêm
Khắc khoải chiều nay chìm mắt biếc
Nôn nao  bữa ấy ngập môi mềm
Hoàng hôn rớt xuống  chờ duyên muộn
Đẹp nghĩa tươi tình chẳng thể quên
                    Bùi Văn Thanh


Xướng: 
VẤT VẢ CON TIM

Khó nhọc quanh năm suốt cuộc đời
Khi làm, lúc nghỉ tránh đừng tơi
Phần trên cứ bóp xong rồi thả
Phía dưới co vào lại thắt lơi
Mãi rộn xoay vần đào thải khí
Không ngừng chuyển đổi bảo trì hơi
Buồn thay nhốt kín trong lồng ngực
Vất vả con tim khổ gặp thời
                      Hoàng Từ




 Họa
ĐƯỜNG ĐỜI

Tình xưa bỗng rực thắm trang đời
Hết cảnh duyên đày nghĩa tả tơi
Nụ tím vờn xuân không nản đợi
Hoa vàng vẫy tết chẳng buông lơi
Say sưa gợi bến đừng hơn thiệt
Mải miết khơi nguồn cấm hụt hơi
Lắng đọng niềm vui trên đất tổ
Nồng hương vị ngọt chớ quên thời
                     Bùi Văn Thanh 


Xướng :
MUỐN KÊU TRỜI

Buồn thay thấy chuyện muốn kêu trời
Mọi sự đem bày chán quá ơi!
Tết đến quân tham nào  chịu nhả
Xuân về bọn cướp chẳng buông lơi
Ra đường láo nháo nhiều người chửi
Xuống phố ồn ào lắm  kẻ chơi
Thế giới muôn màu thôi biết vậy
Làm ngơ để sống với yêu đời
                   Hoàng Từ




Họa:
SỰ ĐỜI

Nhũng nhiễu tham ô tội ngút trời
Dân mình khắc khổ lắm người ơi!
Bày trò hách dịch trừ đâu tiếc
Tạo  kiểu dương quyền  diệt chẳng lơi
Phải quyết đồng tâm dù máu đổ
Không ngừng hợp lực  dẫu mùa chơi
Đây nguồn nhựa sống hương tình quyện
Thắm mãi hồng lam tỏa ấm đời
                    Bùi Văn Thanh


Xướng:
PHẢI BIẾT CHƠI

Thoải mái khi cần các lão ơi!
May ra gặp dịp quyết liều đời
Trai tài đứng sánh tim em lịm
Gái sắc nằm kề dạ ảnh tươi
Chán tuổi già đi không kẻ tiếp
Mơ sao trẻ lại được người mời
Cùng nhau thỏa mãn đừng gò ép
Sức khỏe còn thừa phải biết chơi   
                  Hoàng Từ




 Họa:
XUÂN VỀ

Xuân về đến cửa luyến lưu ơi!
Sợi nắng đùa xinh ngập giữa đời
Gốc Lựu  đầu vườn  tràn  sức sống
Cành Đào trước ngõ ngợp màu tươi
Hương quê mảng sáng còn chờ đợi
Sắc nước tình chân mãi gợi mời
Sớm nhớ chiều thương lòng ấp ủ
Mây hồng nhẹ lướt đẹp miền chơi 
                   Bùi Văn Thanh


Xướng:
ĐÓN TẾT NHỚ BẠN

Xuân này đón tết ở quê ta
Nhớ bạn Hoàng Gia nghĩa đậm đà
Rượu nhạt nâng ly tươi sức trẻ
Bia cay cụng chén đẹp tình già
Anh em sáng tỏ luôn đằm thắm
Chiến hữu ân sâu chẳng thể nhòa
Phố xá thôn làng hoa đủ loại
An khang thịnh vượng chúc muôn nhà
                  Hoàng Từ




Họa:
TRƯỜNG XƯA

Gốc Phượng sân trường vẫn nhớ ta
Bao năm cách biệt mải theo đà
Niềm tin rực sáng say lòng trẻ
Lẽ sống ngời trong ngợp mắt già
Mới ngỏ lời trao còn dịu ngọt
Vừa san kỷ niệm chẳng hoen nhòa 
Đường xưa nắng gió không hề đổi
Viễn cảnh đài trang đẹp nghĩa nhà
                  Bùi Văn Thanh

  
Xướng:
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
CỐ GẮNG HỌC HÀNH

TÔN kính vâng lời chỉ bảo đây
SƯ môn dạy dỗ đẹp chương nầy
TRỌNG tình phải nhớ ơn cha mẹ
ĐẠO quý đừng quên nghĩa của thầy
CỐ chịu vươn cao rồi sẽ đạt
GẮNG lên vượt khó được vun đầy
HỌC nhiều sáng dạ đời vui sướng
HÀNH động hơn người tiếng tỏa lây
                         Hoàng Từ


Họa:
XUÂN ĐẾN MỌI NHÀ
HƯƠNG SẮC TỎA LAN

XUÂN về Xứ Nghệ rộn ràng đây
ĐẾN tận làng quê cũng đẹp nầy
MỌI cái hài hòa tươi nghĩa bạn
NGUỒN  cơn đắm đuối nặng tình thầy
HƯƠNG đời nhụy ngát không hề cạn
SẮC nước hoa thơm thỏa mãn đầy
TỎA rực trời nam dòng  quyến luyến
LAN truyền phúc lộc tiếng tăm lây
                  Bùi Văn Thanh


Xướng:
THẢM HỌA

Bây giờ khí hậu đổi thay to
Bão lũ đêm ngày thật đáng lo
Hải Yến (1) qua thời cơn hoảng loạn
Dân Phi(2) hết buổi tốn nhiều đô
Nhà hư mất của vô cùng nhược
Ruộng nát trôi người quả cực go
Thảm họa khôn lường ta nhớ kỹ
Nên cần tiết kiệm để đầy kho 
                    Hoàng Từ
1.Bão Hải Yến (  Haiyan )
2.Nhân dân Philyppine


 Họa:
TỆ NẠN

Đục khoét lan tràn… nhọt quá to
Lâu rồi chẳng trị thấy càng lo
Tham ô các kiểu rương đầy bạc
Sách nhiễu trăm đường ví chặt đô
Đất nước lâm nguy bầy phức tạp
Dân tình hoảng loạn lũ gay go
Đề phòng hậu họa cần cương quyết
Chớ để quan quyền vét sạch kho
                Bùi Văn Thanh


Xướng:
MỘT MÌNH TA

Quê nghèo thuở ấy một mình ta
Tạm biệt con thơ tuổi ngọc ngà
Cuốc xới vườn rau nhờ cậy mẹ
Cày bừa ruộng lúa  dựa vào cha
Nha Trang đất mới  nay gần gửi
Kẻ Gám (1)nơi này phải cách xa
Nghệ Tĩnh thiên tai luôn ập đến
Hoang tàn đổ nát mãi không tha  
                      Hoàng Từ
1. Kẻ Gám tên làng cũ của quê hương tôi


Họa
NÉT ĐẸP QUÊ NHÀ

Cảnh đẹp quê mình ngợp mắt ta
Vườn xanh trái ngọt dưới trăng ngà
Ngày mưa lạnh lẽo thương tình Mẹ
Vụ rét nồng nàn nhớ nghĩa Cha
Đất cổ ngời danh miền khắc nghiệt
Nam Đàn sáng đức cả trùng xa
Niềm vui đến ngập lòng nhân thế
Cuộc sống ươm mầm mãi thiết tha
                     Bùi Văn Thanh


MỤC LỤC

Tên tác phẩm
Trang
Hoài niệm đầu năm -  Ý Đảng lòng Dân
3
Lãng tử -  Ước
4
Giỗ tổ Hùng Vương -  Ngày 10 tháng 3
5
Tâm tình -  Giao hòa
6
Hồng Nhan -  Bạc phận
7
Tình Buồn - Cảm xúc
8
Chiều đông - Thiếu nữ 
9
Đêm rằm - Học thơ 
10
Uống trà đêm - Cà phê
11
Hợp duyên -  Hợp tình
12
Nao lòng -  Nỗi sầu
13
Xứ Nghệ nổi danh-  Quê mình
14
Tình thơ - Duyên thơ
15
Ngóng đợi -  Trông chờ
16
Lưu luyến -  Thương đau
17
Thanh Chương - Đất quê tôi
18
Lũ Quê tôi - Lũ lụt
19
Đất quê mình -  Nghệ Tĩnh
20
Hương quê -  Nhung nhớ
21
Lãng tử sầu -  Tình duyên
22
Ngày xưa đi học -  Thời đi học
23
Ngắm cảnh đông -  Cảm nhận mùa tết
24
Tình đời -  Khát vọng
25
Đường xưa - Kết lại
26
Cận kề - Nỗi lo nghề nông
27
Nghèo - Bởi vì nghèo
28
Hẹn ước - Lớp học
29
Chúc mừng anh tuổi 70 - Bảy chục  xuân
30


Ngắm họa tranh - Xem triển lãm
31
Dáng quê - Quê nhà
32
Tự tình- Kiên trì
33
Tình xuân- Tình người
34
Thương về đất mẹ - Buồn thương Nghệ an
35
Xứ Nghệ - Đất học
36
Nhớ thuở học trò - Xa trường
37
Nhớ ơn thầy cô- Kính trọng thầy cô
38
Gặp gỡ anh em- Nghĩa tình
39
Nghề đưa đón khách - Xuân tình
40
Trở lại quê hương - Chẳng phải đông
41
Được nghỉ hưu - Gieo tình
42
Chẳng hề quên -Người xưa
43
Vất vả con tim - Đường đời
44
Muốn kêu trời - Sự đời
45
Phải biết chơi - Xuân về
46
Đón tết nhớ bạn - Trường xưa
47
Tôn sư trọng đạo cố gắng học hành -  Xuân đến mọi nhà hương sắc tỏa lan
48
Thảm họa - Tệ nạn
49
Một mình ta - Nét đẹp quê nhà
50


Địa chỉ liên hệ:
Hoàng Từ ĐT: 01682 342241
Mail: tuhoang1940@yahoo.com
Bùi Văn Thanh ĐT: 0982345096
phonsongtntcna@yahoo.com.vn