Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

CUỘC SỐNG Ở NHỮNG CHỐN HÒANG CUNG

CUỘC SỐNG Ở NHỮNG CHỐN HÒANG CUNG

 
Nhắc tới hoàng gia, chúng ta thường nghĩ ngay tới một cuộc sống vương giả, quyền quý và vô cùng sang trọng của các bậc vua chúa. Tuy nhiên, theo sự phát triển của lịch sử, chế độ quân chủ chỉ còn tồn tại ở rất ít quốc gia, kéo theo sự thay đổi tất yếu trong cuộc sống của tầng lớp quý tộc. 
 
Hãy cùng đột nhập vào hoàng cung của một số nước trên thế giới và tìm hiểu xem ngày nay, các bậc vua chúa sống như thế nào
 
Từ sự bận bịu của Nữ hoàng Anh…
 
Nữ hoàng Anh sống và làm việc chủ yếu trong cung điện Buckingham, nơi bà được phục vụ bởi khoảng 550 nhân viên giúp việc. Là biểu tượng của toàn Vương quốc Anh, một ngày của Nữ hoàng đầy ắp những công việc bận rộn kéo dài từ sáng cho tới tận tối mịt.
 
Nữ hoàng chào buổi sáng với một bữa ăn truyền thống kiểu Anh (trứng, jambon, nước quả và mật ong). Theo thông lệ do Nữ hoàng Victoria quy định năm 1843, khi Nữ hoàng dùng bữa sáng, bên ngoài cửa sổ phòng ăn phải có dàn nhạc chơi trong khoảng 30 phút. 
 

Tạo hình nhân vật Nữ hoàng Anh trên màn ảnh nhỏ.
 
Sau khi dùng bữa, Nữ hoàng bắt đầu ngay công việc bàn giấy hàng ngày. Cụ thể, bà sẽ phải đọc tóm tắt các tờ nhật báo Anh trong ngày để nắm được những tin tức cốt lõi. 
 
Sau đó, Nữ hoàng cần đọc và giao cho thư kí trả lời từ 200 - 300 bức thư, điện tín từ công chúng gửi tới cho bà. Chỉ riêng việc làm này cũng ngốn hết thời gian buổi sáng của Nữ hoàng.
 
Nữ hoàng Anh kết thúc buổi sáng bằng bữa trưa riêng tư với gia đình hoàng tộc. Tuy nhiên mỗi năm, bà cũng dành một số ngày (thường là thứ năm) để dùng bữa cùng hoàng thân Philip và bảy nhân vật khác được bà lựa chọn trước. 
 
Đây là thông lệ có từ năm 1956 nhằm thắt chặt quan hệ giữa Nữ hoàng và các nhân vật quan trọng ngoài hoàng tộc.
 

Nữ hoàng trong xe Hoàng gia...


... và đây là nội thất bên trong tàu Hoàng gia của bà.
Buổi chiều của Nữ hoàng đánh dấu bằng những chuyến viếng thăm ở bên ngoài. Những địa điểm mà bà thường tới đó là các nhà thờ, trường học, bệnh xá, trại trẻ mồ côi... 
 
Phương tiện mà Nữ hoàng sử dụng là xe Hoàng gia, máy bay trực thăng riêng hoặc tàu Hoàng gia Anh (dùng trong chuyến đi kéo dài).
 

Tiệc trà chiều là sở thích không thể bỏ được của tầng lớp quý tộc Anh.


Những bữa tiệc chiêu đãi vào buổi tối cũng là một phần công việc và trách nhiệm của Nữ hoàng Anh
 
Dù bận tới đâu nhưng Nữ hoàng không bao giờ bỏ bữa trà chiều - một truyền thống của giới thượng lưu ở Anh. Sau tiệc trà, bà thường gặp mặt Thủ tướng Anh trong khoảng một giờ đồng hồ để thảo luận công việc trước khi dùng bữa tối ở cung điện Buckingham hay tham gia vào các bữa tiệc chiêu đãi thịnh soạn. 
 
Ngày của Nữ hoàng Anh thường kết thúc rất muộn khi bà tự tay sắp xếp và lưu trữ giấy tờ quan trọng của mình. Theo nhiều nguồn tin, chính Nữ hoàng chứ không phải ai khác là người tắt đèn cuối cùng ở cung điện Buckingham.
 
… tới cuộc sống đời thường trong hoàng cung Hà Lan…
 

Ảnh chụp gia đình hoàng gia Hà Lan: rất đời thường, mộc mạc và giản dị
 
Một quốc gia khác ở châu Âu vẫn còn tồn tại chế độ quân chủ chính là Hà Lan. Tuy nhiên, nếu "đột nhập" vào nơi ở của hoàng tộc Hà Lan, không ai nghĩ họ là tầng lớp thượng lưu trong xã hội. 
 
Nói cách khác, hầu như mọi mặt cuộc sống của gia đình hoàng gia Hà Lan đều rất giản dị, đời thường.
 
Nhà vua Hà Lan không hề đeo vương miện...
 

Chiếc vương miện của Hoàng gia Hà Lan được làm từ thủy tinh và kim loại mạ vàng.
 
Ít ai tin rằng, vua Hà Lan thậm chí còn không tổ chức lễ đăng quang long trọng. Tất cả những gì người ta biết, đó là hoàng tử sẽ nối ngôi sau khi cha mẹ ông kí giấy thoái vị. 
 

Hoàng gia Hà Lan sống đời thường tới mức, vương miện của vua được làm từ đồ trang sức thủy tinh, kim loại mạ vàng và đính những viên giả ngọc trai.
 

Thời trai trẻ của vua Willem - Alexander.
 
Những đứa trẻ hoàng tộc Hà Lan cũng không sống trong quá nhiều nhung lụa. Các hoàng tử, công chúa đều theo học ở trường công lập như bao đứa trẻ khác và phát triển bình thường. 
 
Điển hình vua Willem – Alexander khi còn trẻ đã từng tới xứ Wales du học. Tại đây, ông nổi tiếng là chàng trai hào hoa, lãng mạn nhưng cũng có vài lỗi lầm ngây thơ. Vị vua này từng có biệt danh là Prins Pils vì một lần uống bia rồi lái xe và đâm xuống rãnh. 
 

Vua Willem – Alexander (ngoài cùng bên trái) cùng hai người em trai đều làm công việc bình thường như bao người khác.
Điều đáng ngạc nhiên nhất, đó là hầu như các thành viên hoàng gia đều đi làm như những người dân khác. Ví dụ như em trai Friso của vua Willem - Alexander từng là một nhân viên ngân hàng, giám đốc tài chính của Urenco, còn em út Constantijn làm việc cho một tổ chức khuyến nghị chính sách.
 
… và sự quyền quý, giàu sang của Quốc vương Brunei
 
Trái ngược với cuộc sống của hoàng gia của Hà Lan, quốc vương trị vì Brunei (gọi là Sultan) lại chọn cho mình một cuộc sống không thua gì những ông hoàng thời xưa. 
 
Điều này có lẽ xuất phát từ khối tài sản khổng lồ mà vị vua này sở hữu (khoảng 20 tỷ USD, tương đương hơn 400.000 tỷ VND) - yếu tố giúp ông trở thành vị vua giàu có nhất thế giới.
 
Vua Sultan sống trong cung điện lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Tử Cấm Thành ở Trung Quốc. Hoàng cung của ông có tới 1.788 phòng với 5 bể bơi, 257 phòng tắm, một chuồng ngựa cho 200 con và một nhà để xe chứa được 110 chiếc. 
 

Đến cả phòng tắm của vua cũng được dát bằng vàng
Theo thống kê, mỗi giây khối lượng tài sản khổng lồ của vị vua này tăng thêm 90 euros (khoảng 2,6 triệu đồng). Vì vậy, ông vô cùng thoải mái trong việc thỏa mãn các đam mê của mình, nhất là thú chơi ô tô.
 

Chiếc xe Roll Royce dát vàng của Sultan Brunei.
 

Nội thất như khách sạn bên trong chiếc Boeing 747 của ông.
Hiện nay, Sultan Brunei có khoảng 1.932 chiếc xe ô tô khác nhau với nội thất dát vàng. Dòng xe mà ông yêu thích là Roll Royce (130 chiếc), Mercedes-Benzes (531 chiếc), Ferraris (367 chiếc)… 
 
Ngoài ra, ông còn sở hữu một chiếc Boeing 747 với nội thất dát vàng hàng trăm triệu USD.
 
 
Mặc dù "tiêu xài như nước" song Sultan cũng nổi tiếng là một quốc vương có tài và thương dân. Vị vua này ra lệnh sản xuất và phát thuốc miễn phí cho trẻ em, cảnh sát và các thành viên hoàng gia Brunei. 
 
Ông cũng chỉ đạo phụ cấp sinh hoạt cho các góa phụ và người khuyết tật trong nước. Miễn tiền học phi đến hết cấp 3, miễn tiền điện nước cho tất cả mọi người dân. Dưới sự điều hành này, Brunei trở thành một quốc gia an toàn và có mức sống rất cao.
 
 -----------------------------------------------------------------------------

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

Bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel.




Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel.

Giải thưởng Danh giá Nobel là dịp vinh danh các nhà Khoa học, và những người có thành tích, đóng góp quan trọng cho không chỉ nền Khoa học, mà cả nền Văn minh của nhân loại nữa .
Nếu như các nhà Nghiên cứu trên khắp thế giới theo dõi những cái tên được đoạt giải, thì các fan ẩm thực, và văn hóa cũng có một lý do riêng để ngóng chờ từng mùa trao giải Nobel: bữa tiệc xa hoa Nobel Banquet được tổ chức để chiêu đãi những người đoạt giải.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 1

Lễ trao giải Nobel đầu tiên được tổ chức vào ngày 10/12/1901, theo sau đó là bữa tiệc chiêu đãi tại GRAND HOTEL  Stockholm. Từ đó thành lệ mỗi năm, sau Lễ trao giải, ban tổ chức cùng Hoàng Gia Thụy Điển sẽ mở một bữa tiệc chúc mừng với quy mô khổng lồ, cùng danh sách khách mời danh giá đến từ khắp thế giới.
Bữa tiệc này không chỉ thu hút mối quan tâm của những người may mắn được mời đến dự, mà của cả những khán giả theo dõi qua tivi hay sách báo nữa .
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 2
Hình ảnh nhà hóa học Alfred Nobel.

Được tổ chức đều đặn hàng năm trong suốt hơn một thế kỷ qua, bữa tiệc không chỉ thể hiện lòng kính trọng với người sáng lập ra Giải thưởng - Nhà hóa học Alfred Nobel - mà còn là đại tiệc tiêu biểu cho lịch sử ẩm thực Châu Âu trong hơn một trăm năm nữa .
Đại tiệc này quy tụ hàng trăm quan khách tại Tòa thị chính Stockholm, và được truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển cũng như ở nhiều quốc gia khác. Không những thế,  tin tức về đại tiệc này cũng được đưa  rộng rãi bởi nhiều kênh truyền hình, truyền thanh, và cả báo chí nữa .

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 3

Bữa tiệc đầu tiên vào năm 1901, đã chứng kiến sự tham gia của113 khách mời toàn là nam giới. Vào năm 1934, với uy tín tăng cao của Giải thưởng này, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc tham gia Lễ trao giải, và tiệc chiêu đãi.
Chính vì thế, số lượng quan khách ngày một tăng lên - từ 113 lên đến con số 350 người. Ngày nay, có khoảng 1.300 người khách được mời mỗi năm. Trong đó có các thành viên Học viện, Chính phủ, lĩnh vực Văn hóa và Công nghiệp, Ngoại giao đoàn và các thành viên của gia đình Hoàng Gia Thụy Điển.

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 4

Hội Trường Gương (The Hall of Mirrors) tại GRAND HOTEL ở Stockholm được lựa chọn làm địa điểm tổ chức Đại tiệc chiêu đãi trong suốt 29 năm đầu tiên.
Những bữa tiệc sau đó được chuyển đến "Gyllene Salen" hay Hội Trường Vàng (Golden Hall) của Tòa Thị Chính Stockholm, để phục vụ số lượng khách ngày càng nhiều hơn nữa .
Khách sạn Grand Hotel có dịp đón tiếp khách của bữa tiệc một lần nữa vào năm 1931-1933. Nhưng sau đó, bữa tiệc đã có một vài lần chuyển địa điểm để cuối cùng cố định tại Hội Trường Xanh (Blue Hall) của Tòa Thị Chính Stockholm cho đến ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét