Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

ĂN UỐNG PHÒNG BỆNH GOUT & GIẢI MÃ BÀI THUỐC CHỮA GOUT

Ăn uống phòng bệnh gout

Bệnh gout có mối liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống.

Những năm gần đây bệnh gout gia tăng rất nhanh. Cùng với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, mô hình bệnh tật của nước ta đã có những thay đổi đáng kể. Cũng như nhiều bệnh lý chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì... thì bệnh gout đã trở nên rất thường gặp. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những nguyên nhân chính làm cho bệnh gout gia tăng trên toàn thế giới, điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi về lối sống, các điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta như: tăng tiêu thụ bia và rượu trong cộng đồng; tăng sử dụng các thức ăn giàu purine; gia tăng các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và béo phì.
Chế độ ăn uống
Gout là bệnh lý có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa purine, nhưng hiện nay về cơ chế tại sao gây rối loạn chuyển hóa thì chưa được rõ. Tuy nhiên, nhiều khả năng là do những rối loạn tại gene. Bệnh gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp a xít uric và/hoặc giảm thải a xít uric ra ngoài, gây tăng a xít uric trong máu. Bệnh gout có một hoặc nhiều biểu hiện như sau: viêm một khớp cấp (thường ở ngón chân cái) được gọi là cơn gout cấp; có các khoảng hoàn toàn khỏi giữa các đợt viêm khớp cấp; xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai; có sỏi thận (sỏi urate), suy thận mãn.
Chế độ ăn nhiều ngũ cốc có lợi cho cơ thể trong việc phòng tránh gout
Chế độ ăn nhiều ngũ cốc có lợi cho cơ thể trong việc phòng tránh gout - Ảnh: Shutterstock
Ở giai đoạn đầu, bệnh gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc trưng, đa số dễ nhận biết nếu được chú ý từ đầu: thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp; thường bắt đầu vào cuối những năm 30 tuổi, và đầu những năm 40; khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Hiện tượng viêm thường không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não như cổ cứng, nôn ói... Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh. Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên tục không rõ đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dần gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...
Để phòng ngừa bệnh gout, không uống nhiều rượu mạnh; hạn chế thức ăn chứa nhiều purine như phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách), óc, hột vịt lộn, hột gà lộn, trứng cá, các loại thực phẩm biển; cũng nên hạn chế mỡ động vật, đường, thức ăn giàu chất đạm (chỉ ăn dưới 200 gr thịt nạc mỗi ngày), không ăn nhiều các loại đậu hạt, măng tây, sô cô la, ca cao, trà, cà phê... Bên cạnh đó, cần ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc từ lá sa kê; dùng thường xuyên các loại ngũ cốc, sữa.
Cần tăng cường vận động thể lực như luyện tập thể dục thể thao để chống béo phì, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột...
BS Hồ Văn Cưng


Giải mã bí ẩn bài thuốc chữa bệnh gout với đàn ông

(VTC News) – Bài thuốc chữa bệnh thống phong hay còn gọi là gút (gout) hiệu quả của lương y chuyên sâu Đông y Phạm Cao Sơn đã được tiết lộ.
Chữa không dứt điểm gút, phải khiêng lên máy bay
Sau khi bài báo viết về bệnh gút , căn bệnh gây đau đớn cho đàn ông của lương y Phạm Cao Sơn được đăng tải, VTC News đã nhận được nhiều ý kiến cũng như mong muốn của độc giả muốn tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc chữa gút này.
 Vướng Tết, ông H không dự trữ thuốc nên khi thuốc hết, khớp ngón cái chân phải của ông H lại sưng đau vì chưa đủ liều.
Quay lại tìm vị lương y chữa gút, tôi gặp một bệnh nhân tên Nguyễn T. H  (Quảng Ninh) đang đến lấy thuốc. Mặc dù ông H. chỉ chia sẻ, ông là người làm trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Ninh nhưng phóng viên biết ông hiện là Chủ tịch CLB Lữ hành M và là Tổng giám đốc một công ty du lịch tại Quảng Ninh.
Ông H. cho biết, ông bị gút hành hạ mấy năm nay làm ông rất đau nhức, chân không xỏ được giày. Ông từng dùng thuốc Trung Quốc mua tại Bắc Kinh nhưng không thấy hiệu quả và lo lắng về thành phần trong thuốc không rõ ràng nên dừng uống. Ông cũng dùng cả thuốc đặc trị gút của Tây y là Colchicine (Pháp) nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện.
Nghề của ông phải đi nhiều. Đây cũng là một trong những tác nhân khiến ông mắc bệnh gút nặng hơn. Theo lương y Phạm Cao Sơn, ngoài vấn đề rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, thì việc đến những địa điểm mới với khí hậu, thổ nhưỡng thay đổi, thức ăn thay đổi sẽ tác động khiến bệnh gút của ông dễ tái phát hơn.
Có lần, đi công tác, ông không thể lên máy bay mà phải có người khiêng lên. Căn bệnh gút ảnh hưởng  nhiều đến công việc của ông.
Lương y Phạm Cao Sơn bắt mạch cho bệnh nhân.
Trước Tết, ông có dùng 2 đợt thuốc của lương y Sơn, chỗ sưng ở khớp đầu ngón cái bên phải đã đỡ, đi lại dễ dàng. Nhưng gần Tết ông ngừng sử dụng, lại ăn uống chất đạm nhiều hơn nên ông bị nhức chân. Vì vậy, ngay sau Tết, ông lên Hà Nội lấy thuốc.  Còn bạn ông H. bị gút nặng hơn ông, dùng thuốc, đã lâu đến nay không tái phát.
Ngoài ông H. còn một bệnh nhân đáng chú ý đang sử dụng thuốc của lương y Sơn. Bệnh nhân này ngoài bị gút còn bị thận. Một quả thận đã được cắt bỏ trước khi uống thuốc gút của lương y Sơn.
Phóng viên cũng trò chuyện hỏi thăm anh Hoàng Minh đến lấy thuốc cho em là bệnh nhân trên hiện công tác tại Bộ Công an. Anh Minh cho biết em anh bị mắc gút trước mất ăn, mất ngủ. Giờ,  sau khi uống thuốc gia truyền chữa gút, chỉ số axit uric đã ổn định, ăn ngủ ngon hơn ăn uống được thoải mái không phải nhịn như trước.
Bệnh nhân này cũng không dùng thuốc hơn 1 tháng nay có hiện tượng đi lại khó khăn. Anh Minh bảo: “uống thuốc cũng tốn tiền nhưng xứng đáng vì người em tôi khỏe ra. Mọi sinh hoạt, công tác tốt hơn”.
Lương y Sơn nói: Với trường hợp bệnh nhân này, phải uống với thời gian dài hơn. Vì trước khi uống thuốc của tôi, bệnh nhân đã bị cắt đi một quả thận, như vậy chức năng đào thải độc tố của cơ thể đã giảm, khiến chất độc đọng ở ổ khớp tăng hơn so với người còn 2 quả thận.
Như chúng tôi đã đề cập từ bài báo trước, bệnh Gút (gout) hay còn gọi là thống phong theo Đông y, là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axid uric trong máu cao hơn người bình thường.
 
Tôi không dám nói thuốc của ai tốt, ai không tốt. Có rất nhiều lương y tận tâm với nghề, với bệnh nhân. Những người trộn chì hay thuốc corticoid vào thuốc Đông y chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh” hoặc họ không ý thức được điều mình làm mà thôi.
Lương y Phạm Cao Sơn
 
Bệnh gút gây ra các triệu chứng viêm khớp làm sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Đầu tiên chỉ là đau ngón 1 khớp ngón chân cái rồi khớp bàn chân, khớp ngón, khuỷu tay, khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối, khớp háng. Khi mức axid uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong khớp xương gây đau đớn rất dữ dội.
Nếu bệnh đã mãn tính mà bỏ uống thuốc, bệnh gút dễ tái phát. Dù không thấy đau khớp, vẫn phải thường xuyên sử dụng nhưng với lượng ít hơn.
Theo nhìn nhận ở phương diện Đông y, người bị bệnh thống phong do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết và ứ trệ tại khớp. Ban đầu bệnh còn ở cơ biểu, kinh lạc sau vào gân xương và gây tổn thương tạng phủ.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gút trở thành mãn tính và dày tô phi (u cục nổi lên xung quanh khớp, dưới da, ở vành tai. Những cục u này mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn – pv). Cơn đau ngày càng dày. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, có khi gây tổn thương thận như viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp và mãn tính. 
U cục nổi to mỗi năm, vỡ chảy dịch gây mất thẩm mỹ. Bệnh nhân bị gút không chườm đá, xoa bóp hay lấy dao bào chích vì dễ gây nhiễm khuẩn có thể phải tháo khớp. Đặc biệt, người bị gút nên tránh đến các đám ma vì có xú khí dễ khiến bệnh gút tái phát.
Giải mã bài thuốc
Thuốc chữa gút này gồm có: Ba kích, tầm gửi dâu, thiên niên kiện, thổ phục linh, kê huyết đằng, trạch tả, tỳ giải, đông trùng hạ thảo, ba kích, tắc kè  có đuôi, cá ngựa sấy khô....
Khi phóng viên quay lại gặp vị lương y này để tìm hiểu về bài thuốc. Dù ai cũng biết đã là bài thuốc gia truyền thì không phải dễ dàng để công khai nhưng lương y Sơn đã chia sẻ phần nào thông tin về bí quyết làm bài thuốc này (Đông y bất ly hoàn tán).
Lương y Phạm Cao Sơn cho biết: Trong bài thuốc gồm 16 vị, có đến 10 vị là chữa phong tê thấp, còn 6 vị kia giúp ổn định chức năng gan, thận, kìm chế sự rối loạn chuyển hóa của axid uric.
Thuốc của lương y Sơn được xay nhỏ mịn, màu hơi vàng. Lý do xay thành bột theo lương y Sơn nói là: Tiện cho bệnh nhân uống ở nhà cũng như mang đi công tác hơn là thuốc sắc. Chưa kể việc tốn thời gian sắc, nhiều người không đủ dụng cụ và thời gian để sắc đúng thuốc.
Trong bài thuốc, những vị  có nhiều chất xơ phải được chiết xuất lấy tinh chất, nếu vị thuốc là tinh bột sẽ sấy khô, tiệt trùng và được nghiền, vị thuốc là tinh dầu cần được chưng cất và sao tẩm để vẫn giữ được hoạt chất chữa bệnh.
Một số vị thuốc chữa phong tê thấp trong bài thuốc gồm: Ba kích, tầm gửi dâu, thiên niên kiện, thổ phục linh, kê huyết đằng, …. Một số vị thuốc giúp giảm lượng axid uric như trạch tả, tỳ giải…
Có những vị bổ thận như đông trùng hạ thảo, ba kích, tắc kè  có đuôi, cá ngựa sấy khô... Những vị này cần được sao tẩm cùng vị thơm như xuyên khung… để át mùi tanh lại bổ máu.
Thuốc này hiện được đóng gói 171 g, uống đủ 15 ngày. Mỗi ngày 3 lần, sau ăn sáng, trưa, tối. Pha 1 thìa thuốc với 2 thìa mật ong và 1/5 cốc nước uống. Sau đó uống thêm 2- 3 cốc nước. Người già trên 70 tuổi, cân nặng dưới 45 kg, mắc nhiều bệnh, uống 20 ngày/gói.
Mật ong là chất dẫn thuốc giúp tác dụng tốt hơn đến các tạng, phủ. Còn các thành phần chính của thuốc giúp khu phong, tán hàn, thông kinh lạc, hoạt huyết, mạnh gân  cốt, bổ thận, nhuận can, giúp tiêu viêm, giảm đau do cón gút tái phát. Bổ sung, nuôi dưỡng các chất trong ổ khớp, sụn khớp đã viêm, cứng trên tứ chi cùng các khớp sống cổ, thắt lưng dễ bị thoái hóa do tuổi cao, ngồi nhiều, ít vận động.
Với bệnh nhân mới mắc bệnh gút trước 3 tháng, nhiều trường hợp dùng thuốc từ 9 đến 12 tháng liên tục đến nay không thấy tái phát. Với bệnh nhân mãn bị vài năm đến hàng chục năm cần uống thuốc lâu dài hơn.
Một yếu tố mà bản thân phóng viên, cũng như nhiều độc giả băn khoăn về thuốc đông y sau khi nhiều vụ việc về thuốc cam có chì, thuốc bột trộn corticoid. Mang điều này chia sẻ với lương y Phạm Cao Sơn, ông nói: “Tôi không dám nói thuốc của ai tốt, ai không tốt. Có rất nhiều lương y tận tâm với nghề, với bệnh nhân.
Những người trộn chì hay thuốc corticoid vào thuốc Đông y chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh” hoặc họ không ý thức được điều mình làm mà thôi. Những người này chỉ chộp giật nên đâu thể tồn tại và phát triển được. Họ chỉ làm hại chính mình vì nhân dân, bệnh nhân, xã hội sẽ tránh xa họ.”.
Bài, ảnh: Nguyễn Tâm

1 nhận xét: