Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Cầu khỉ Việt Nam lọt top những cây cầu đáng sợ nhất

Cầu khỉ Việt Nam lọt top những cây cầu đáng sợ nhất

Travel+Leisure, tạp chí du lịch hàng đầu thế giới vừa công bố danh sách những cây cầu đáng sợ nhất thế giới. Dù không phải những cây cầu mục nát hay treo lơ lừng bằng dây thừng, cầu khỉ ở Việt Nam vẫn khiến du khách thót tim khi đi qua.


Cầu khỉ, Việt Nam
Những chiếc cầu khỉ thường thấy ở đồng bằng sông Cửu Long, được làm từ thân tre hoặc thân cây gỗ độc mộc với hàng tay vịn không kém phần thách đố người qua lại. Dường như chỉ có những chú khỉ khéo léo mới có thể vượt qua cây cầu này mà không bị rơi xuống nước. Tuy nhiên, đó không phải lí do người dân đặt tên là cầu khỉ, mà nguồn gốc tên gọi là từ dáng người đi qua cầu thực sự giống những chú khỉ. Ảnh: Ditinews

Cầu treo Hussaini, Pakistan

Với những tấm ván gỗ thưa thớt, nối lỏng lẻo bằng dây mảnh, cây cầu Hussaini bắc qua sông Hunza chảy xiết phía dưới sẽ làm run chân bất kì ai bước qua. Đã từng bị cuốn trôi sau đợt càn quét của một cơn lũ rất lớn năm 2005 nhưng nó ngay lập tức được dựng lại để phục vụ việc đi lại của người dân địa phương. Ảnh: Journals World Nomads

Cầu U Pain, Myanmar

Không có thành vịn hai bên, cầu U Pain cao 5m và dài 1,2 km bắc qua hồ Taungthaman là cây cầu bằng gỗ dài nhất Myanmar. Cây cầu này sẽ khiến những du khách có khả năng giữ thăng bằng kém phải toát mồ hôi bởi sự chống chếnh khi đi qua. Cầu U Pain được xây từ gỗ 'tếch' vào năm 1784, mặc dù đã qua nhiều lần tu sửa, vẫn còn 984 nhịp cầu hơn 200 năm tuổi được giữ nguyên vẹn. Ảnh: Vacationhomes

Cầu Puente de Ojuela, Mexico

Cây cầu gỗ cót két treo lơ lửng qua vách núi dẫn tới thị trấn ma Ojuela, một khu khai thác mỏ cũ đã bị bỏ hoang ở phía bắc bang Durango, Mexico. Những dây thép văng treo từ hai tòa tháp làm bằng gỗ có tuổi thọ hơn một thế kỷ chẳng hứa hẹn điều gì chắc chắn cả. Tại thời điểm xây dựng đầu tiên, Puente de Ojuela là cây cầu treo dài thứ 3 trên thế giới với chiều dài 313m, rộng 60cm , treo trên vách núi cao 108m. Ảnh: Flickriver

Cầu lưới, Ghana

Cây cầu có hai hàng lưới hai bên, đủ chắc chắn để không người nào đi qua có thể bị rơi xuống thảm cây rậm rạp của Rừng quốc gia Kakum phía dưới. Cây cầu dài 300m và cách mặt đất 30m.
Cầu dây Carrick-a-Rede, Bắc Ireland
Cầu dây Carrick-a-Rede mang đến cảm giác 'thót tim' cho du khách bởi những dây treo khiến cầu rung lắc cực mạnh khi có người đi qua. Rất nhiều du khách sau khi bước qua cầu, đã không đủ can đảm quay về bằng con đường này mà phải chọn cách khác là chèo xuồng. Đoạn cầu ngắn chỉ dài 30m, cách mặt nước biển phía dưới 20m nhưng đã trở thành một điểm thử thách lòng can đảm hấp dẫn với những ai ưa cảm giác mạo hiểm. Ảnh: Paddys Wagon

Cầu treo Trift, Thụy Sĩ

Trift là cầu treo đi bộ dài và cao nhất dãy Alps. Năm 2004, cây cầu được xây khi những tảng băng bị tan chảy và không còn đường lên những căn nhà trên đỉnh núi. Năm 2009, cây cầu được gia cố an toàn hơn để phục dụ khách du lịch với chiều dài 167m, treo leo ở độ cao gần 100m. Ảnh: Flickr

Cầu Aiguille du Midi, Pháp
Bước qua đoạn cầu Aiguille du Midi ngắn ngủi, nhiều người sẽ không dám nhìn xuống vực đá sâu hun hút, gần 3 km phía dưới. Để lên được tới con cầu này và chiêm ngưỡng toàn cảnh dãy Alps, du khách phải đi cáp treo lên thẳng trong 20 phút. Ảnh: World Stuff

Cầu Bảy Dặm, Florida
Nhìn thoáng qua cây cầu xây bằng bê tông chắc chắn, không có vẻ gì là đáng sợ, nhưng cây cầu trên đảo đá ngầm Florida này là nơi thường xuyên xảy ra nhiều cơn bão trong khu vực. Bạn sẽ bất thình lình phải đối diện với những cơn bão khủng khiếp trên cây cầu dài bắc qua các bãi đá ngầm. Ảnh: passoapassoparaomundo.

Cầu đèo Ảo giác, bang Washington, Mỹ
Lái xe qua cây cầu nối giữa đảo Whidbey và Fidalgo, trong làn sương mù dày đặc đã khiến nhiều người phải rùng mình. Nhưng nếu bạn đủ can đảm đi bộ ở làn đường hẹp bên cạnh, sẽ thấy 'dựng tóc gáy' hơn nữa khi nhìn và nghe thấy dòng nước chảy cuồn cuộn phía dưới.
>> Các tuyệt tác kỳ công dựng nên từ cát
>> Mãn nhãn khách sạn xa xỉ nhất hành tinh
>> Phát hiện tổ tiên sớm nhất của loài người
Hàn Hạnh (Theo Travel&Leisure)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét