Bộ phận sinh dục nữ có cấu trúc nằm sâu bên trong, âm đạo nằm
rất gần hậu môn, lỗ tiểu và lại thường tiết dịch tạo độ ẩm vùng âm hộ,
âm đạo do đó nhiễm trùng rất dễ xảy ra và rất khó phát hiện sớm.
Theo số liệu từ Trung tâm Giải phẫu Tế bào học, Bệnh viện Bạch
Mai, gần 90% trong số 70.000 phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín. Đây là con
số thực dựa trên việc khám chữa bệnh ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh
sống tại cả ba miền đất nước. Nhóm phụ nữ có thu nhập cao, trí thức như
giáo viên, nữ cán bộ công chức, nhân viên văn phòng vẫn có tỷ lệ viêm
nhiễm lên đến 70%. Còn theo một khảo sát nhỏ trên Internet thì có tới
70% phụ nữ thỉnh thoảng mới quan tâm đến các bài đọc có kiến thức liên
quan tới vùng kín, 16% người hoàn toàn hài lòng với kiến thức mình đang
có và chỉ 4% coi thông tin này là hữu ích cần quan tâm thêm.
Những con số trên phần nào cho thấy việc chăm sóc sức khỏe vùng
kín đang bị phụ nữ lơ là, trong khi những bệnh viêm nhiễm phụ khoa luôn
"rình rập" đời sống của các chị em. Việc hiểu hết chưa đúng và đầy đủ
về sức khỏe vùng kín có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như ung thư
cổ tử cung, vô sinh...
Đây là một sai lầm thường gặp, nhiều phụ nữ tranh thủ khi tắm
liền vệ sinh ngay vùng kín bằng chính sữa tắm, xà bông đang dùng. Những
sản phẩm này có tính sát khuẩn cao, có chất kiềm, sẽ làm thay đổi độ PH
và gây mất cân bằng môi trường âm đạo, phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên,
khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm.
Miếng lót được ưa chuộng vì tiện lợi, tuy nhiên, các bạn nữ cần
lưu ý cách sử dụng để đảm bảo an toàn. Trong thực tế, các bác sĩ phụ
khoa, chuyên gia tư vấn đều khuyên bạn gái nên sử dụng miếng lót vệ sinh
hằng ngày và thay mới sau 4-6 tiếng để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Miếng
lót hằng ngày không những không làm bí mà còn giúp “cô bé” của bạn khô
thoáng.
Rất nhiều phụ nữ băn khoăn, thắc mắc tại sao mình vệ sinh vùng
kín rất kỹ, dùng đúng loại dung dịch vệ sinh phù hợp mà vẫn bị viêm. Lý
giải điều này, các bác sỹ đã tìm hiểu cụ thể cách thức vệ sinh vùng kín
của họ thì được biết nhiều phụ nữ đã vệ sinh vùng kín bằng cách thụt rửa
sâu âm đạo. Thực chất, dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen rửa nhẹ nhàng bên
ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu dùng vòi xịt nước mạnh xối thẳng
vào vùng kín lại rất hại. Vì vi khuẩn sẽ bị đẩy ngược lên trên vào tử
cung gây viêm nhiễm, nặng hơn có thể gây vô sinh. Nước đẩy mạnh có thể
gây đau rát cho da vùng kín.
Bác sĩ Chuyên khoa II - Phạm Thị Ánh Tuyết, Nguyên bác sĩ
Trưởng khoa Sản bệnh viện Nhân Dân Gia Định tư vấn: "Các loại vi khuẩn
và nấm lưu trú trong vùng kín có thể sinh sôi lên 4.096 lần sau mỗi 4
tiếng. Đây là nguy cơ gây ra nhiều bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu,
viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu. Do đó, việc tự ý thụt rửa vùng kín
sẽ gây ra sự mất cân bằng PH, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát
triển nhanh hơn"
Không ít bạn gái cho rằng dùng khăn giấy ướt có hương thơm sẽ
giúp vùng này thoáng, sạch sẽ và thơm tho. Tuy nhiên, khăn giấy ướt
thường chứa chất khử trùng, hương liệu… có thể gây tác dụng ngược, làm
tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn gái nên vệ sinh bằng nước sạch, dùng khăn
bông mềm lau nhẹ nhàng vùng âm đạo là cách tốt nhất để “thổi bay” mùi
khó chịu ở “vùng ấy”. Bạn gái cũng cần lưu ý giặt khăn thường xuyên,
phơi nắng ráo, không để trong nhà vệ sinh gây ẩm ướt và là môi trường
cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi. Khi đi học, đi làm, bạn gái có thể sử
dụng giấy vệ sinh mềm, không có bụi giấy để lau khô “cô bé” sau khi vệ
sinh.
Đây là một sai lầm thường gặp của nhiều bạn gái, nhất là trong
mùa hè nắng nóng. Thói quen tắm bồn để xả stress hay vì thời tiết khiến
nhiều bạn thích ngâm bồn hoặc khi vệ sinh “vùng V” thường ngâm trong
nước mà không biết rằng vi khuẩn ở “cửa sau” có thể theo dòng nước và
tấn công “cô bé”. Ở những nơi có mùa lạnh, nhiều bạn có thói quen rửa
“vùng kín” bằng cách ngâm vào chậu nước nóng. Tuy nhiên, vì đây là khu
vực nhạy cảm, nếu nhiệt độ quá nóng có thể gây kích ứng, làm da âm đạo
khô và lâu dần sẽ khiến “vùng V” bị “vô cảm”. Bạn gái chỉ cần dùng nước
sạch để vệ sinh và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông là “cô bé” được bảo
vệ một phần rồi.
Quần lót bẩn là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm
“vùng V”. Dịch tiết âm đạo chứa nhiều vi khuẩn có hại, khi thấm ướt quần
lót, sự ẩm ướt kéo dài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển. Từ đó, vi khuẩn xâm nhập ngược lại khiến vùng nhạy cảm này nhiễm
bệnh. Tuy nhiên, những vi khuẩn sinh sôi trong âm đạo và bám ở đáy quần
lót mắt thường không thể thấy được. Do đó, ngay cả khi quần lót không
dính khí hư, bạn cũng nên thay mới mỗi 4-6 tiếng, nên dùng quần lót bằng
vải cotton mềm mại, thoáng khí để “vùng kín” sạch sẽ và khô thoáng. Nếu
không có điều kiện, thời gian để làm việc này thường xuyên, bạn nên
dùng miếng lót vệ sinh hằng ngày, chọn loại kháng khuẩn để giúp ngăn
chặn vi khuẩn sinh sôi và thay mới trong khoảng thời gian tương tự.
Đây là quan niệm hết sức sai lầm vì thực chất dung dịch vệ sinh
phụ nữ cũng là một loại hóa chất có thể gây mất cân bằng môi trường âm
đạo, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
nhiều lần hàng ngày, không pha loãng trước khi rửa… sẽ khiến vùng kín dễ
bị khô, ngứa rát.
Lưu ý khi chăm sóc “tam giác mật”
Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn
sàng đón nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ trong tương lai, là điều bạn
gái nên biết. Để chăm sóc tốt vùng kín, phòng ngừa bệnh tật, bạn gái cần
chú ý:
- Rửa vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh, bằng sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai
nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng (thay băng vệ sinh hàng
ngày sau 4 giờ, với băng vệ sinh đặt trong âm đạo cần thay sau mỗi 2
giờ). Không nên để quá lâu dễ gây khô âm đạo, kích ứng niêm mạc, vi
khuẩn phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật,
quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí
gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới PH, cân bằng sinh lý âm đạo.
- Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét