Ða
phần du khách Nga đến VN từ 9 thành phố vùng Viễn Ðông của Nga là:
Novosibirsk, Ekatarinburg, Krashnoyarsk, Kemerovo, Irkusk, Surgut,
Vladivostok, Khabarovsk, Samara, một số đến từ Moscow. Sân bay Cam Ranh
trở thành sân bay quốc tế nhưng thực tế chỉ đón nhận những chuyến bay từ
Nga và Hàn Quốc. Du khách Nga đến Nha Trang từ trong khoảng tháng 11
đến tháng 4 năm
sau, tức hiện giờ tháng 3 vẫn còn họ ở đó. Dân Nga thích đến các bãi
biển VN để trốn lạnh cũng giống như dân Canada thích qua Cuba, chỉ có 1
điều khác nhau là dân VN cần tiền nhưng hiện đang mệt với 1 số dân Nga
"quậy" gần đây, trong khi Cuba welcome dân Canada..with
no limit!!
Dân Nga gồm nhiều thành phần khác nhau, thích vùng từ Nha Trang trở vào đến Vũng Tàu, và cũng quậy phá trong giới hạn trên. Mũi Né có vài resort mà chủ là Nga, đôi khi cưới vợ Việt rồi ở lại lập nghiệp. Hàm Tiến, Mũi Né bây giờ đã trở thành 1 làng Nga với các quán ăn, Spa, shop với chủ hoặc người Nga, hoặc hùn hạp với Việt. Do đó, các bảng quãng cáo bây giờ phải thêm tiếng Nga mới thu hút khách, vì bọn Nga không ưa tiếng Anh (chắc cũng 1 phần do ko nói được).
Theo
một nhân viên hải quan làm công tác xuất-nhập cảnh cho biết: “Tối thiểu
mỗi ngày có 2 chuyến xuất-nhập cảnh. Ðặc biệt có ngày đến 6 chuyến. Tụi
em làm việc căng thẳng và mệt mỏi lắm. Có những khi có chuyến bay lúc
3-4 giờ sáng cũng phải thức để làm việc”. Mỗi chuyến bay trung bình mang
đến Việt Nam trên dưới 180 du khách Nga.
Theo
những con số của nhân viên hải quan sân bay Cam Ranh, lượng khách năm
nay tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu từ đầu tháng 11 đến
cuối tháng 12 năm 2010, sân bay Cam Ranh chỉ có 1,648 du khách Nga đáp
xuống tại đây, thì từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 năm 2011 đã có đến
17,601 du khách đáp xuống sân bay này.
Du khách Nga làm Nha Trang bát nháo
Chị
Quỳnh, một người điều hành cho một công ty du lịch và đồng thời cũng là
hướng dẫn viên inbound cho chúng tôi hay: “Du khách Nga có điều gì đó
rất giống với những người miền Bắc. Họ ăn uống, nói năng rất bổ bã,
xả rác khắp trên đường rất bất lịch sự. Họ chẳng tuân theo bất cứ quy
tắc nào cả.” Ðiều này rất dễ bắt gặp tại Nha Trang, trên con đường Trần
Phú, đường Trần Quang Khải hay đường Tuệ Tĩnh, Hùng Vương, Nguyễn Thiện
Thuật... những con đường có đông đảo du khách Nga lưu trú là sự bát
nháo. Họ uống rượu, hò hét và đánh nhau thường xuyên. Rượu là mặt hàng
được người Nga đặc biệt ưu thích. Họ không những mang rượu từ Nga sang
mà còn mua rất nhiều rượu từ các cửa hàng bán rượu trong thành phố Nha
Trang. Nhân viên Hải quan đã buộc du khách Nga phải bỏ lại sân bay không
biết bao nhiêu rượu khi họ mang quá số lượng rượu cho phép.
Một
người chạy xe ôm cho tôi biết, từ khi lượng du khách Nga đến Nha Trang
thì ông kiếm được rất nhiều tiền. Số tiền mà ông kiếm được đa phần là
nhờ vào việc chở khách Nga đi kiếm gái làng chơi, chứ không phải là chở
khách Nga đi thăm thú. Những nhà thổ trên đường Hùng Vương từ sau 7 giờ
tối đến gần sáng lúc nào cũng rôm rả tiếng Nga. Bà Thảo, một người dân
sống lâu năm ở trong một con hẻm trên đường Hùng Vương ở phường Lộc
Thọ cho biết, trước đây con hẻm của bà vốn đã không yên ả, khách làng
chơi thường xuyên tập trung về đây từ lúc chạng vạng tối đến tận sáng.
Nhưng từ khi khách Nga ồ ạt sang Việt Nam thì khu nhà bà ở trở nên lộn
xộn hơn. Những du khách Nga với giọng nói sang sảng, họ cười đú đởn,
quát tháo rầm trời mỗi khi bước từ khách sạn chứa gái làng chơi ra.
Khi
được hỏi chính quyền có hành động gì trước những việc gây mất trật tự
công cộng trên, bà chỉ tay vào khách sạn 6 tầng to đùng cho biết: “Chủ
khách sạn này là em của một ông công an to đùng ở đây (Nha Trang-PV). Từ
khi nó (khách sạn-PV) thành lập đến bây giờ chỉ thấy toàn chứa gái
nhưng có bao giờ thấy công an hay này nọ đến đâu. Tụi nó (Công An-PV) ăn
chia với nhau hết rồi.”
Khai
thác nguồn khách du lịch Nga là công ty Ánh Dương kết hợp với công ty
Pegas của Nga. Theo chị Nguyên, một nữ tiếp tân ở khách sạn Long Beach
trên đường Nguyễn Thiện Thuật cho biết: “Phòng của khách sạn đã được
book cho khách Nga đến tháng 4. Chỉ còn khoảng 40-50% là dành cho khách
vãng lai lưu trú mà thôi.” Không chỉ có khách sạn Long Beach mà hầu như
rất nhiều khách sạn từ 2 sao trở lên ở Nha Trang đều đặt phòng cho khách
Nga, khách sạn tối thiểu cũng khoảng 40% số phòng dành cho khách Nga.
Chị Nguyên còn cho biết thêm: “Rất nhiều du khách nước ngoài là người
Mỹ, Pháp, Úc và cả người Việt cứ than phiền du khách Nga họ uống rượu
trong phòng rồi hò hét ầm ĩ làm huyên náo, không để cho người khác ngủ.
Tụi em
cứ phải nhắc nhở họ hoài thôi.”
Kỳ thị
Du
khách Nga đến Nha Trang là những người ở vùng Viễn Ðông, nên họ gặp rắc
rối với ngôn ngữ. Ðại đa số họ không thể nói tiếng Anh mà chỉ sử dụng
duy nhất tiếng Nga. Ban đầu, giới làm du lịch tại Nha Trang gặp rất
nhiều khó khăn khi tiếp xúc với khách Nga vì họ không thể kiếm đâu ra
người biết nói tiếng Nga để trao đổi với du khách. Ðể giải quyết vấn đề
này, họ buộc phải mướn những người biết nói tiếng Nga ở Hà Nội hoặc các
tỉnh miền Bắc khác. Rất nhiều công ty, văn phòng du lịch ở Nha Trang
trước đây chỉ toàn là tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì nay lại thêm tiếng
Nga hoặc toàn chữ Nga trên những bảng thông tin dịch vụ. Thực đơn trong
nhà hàng, hay thông tin trong
khách sạn cũng bổ sung thêm phần tiếng Nga để du khách Nga dễ tiếp xúc
và giao tiếp. Song, không phải nhân viên nào cũng biết nói tiếng Nga nên
xem ra để giao tiếp với một lượng lớn du khách Nga vẫn còn là bài toán
nan giải cho các công ty du lịch.
Sailing
Club là một night club bãi biển nổi tiếng ở Nha Trang. Rất nhiều du
khách khi đến đây không bỏ qua việc tận hưởng
không khí náo nhiệt tại club này. Ðây là night club duy nhất ở Nha
Trang được phục vụ cho tới sáng mà không bị sự o ép của chính quyền.
Ðương nhiên, đứng phía sau cho sự hoạt động của night club này là một
ông sếp bự. Và mỗi lần cơ quan công quyền đi kiểm tra luôn được nhận một
sấp phong bì dày cộm.
Trước
đây vài năm, khách thường xuyên của night club này đa phần là khách
nước ngoài. Song, một số năm trở lại đây đón nhận thêm rất nhiều khách
Việt và gần đây là khách Nga. Trong một lần đến đây tôi đã chứng kiến
một Tây balo Ðức sau khi được một
du khách Nga hiếm hoi biết nói tiếng Anh mời một chai bia, họ nói
chuyện với nhau. Nhưng sau khi du khách Ðức biết người tiếp chuyện với
mình là người Nga, anh ta liền xua tay “not good, not good” rồi đi qua
một nơi khác. Vị khách Nga thắc mắc với tôi, vì sao nhiều người có vẻ
không thích người Nga? Tôi trả lời đại rằng có thể đó là do vấn đề lịch
sử chính trị để lại.
Không
chỉ có du khách phương Tây không thích người Nga, mà rất nhiều người
Việt cũng không thích người Nga mặc dù người Việt đã rất quen với người
Nga trước đây. Tại Mỹ Ca từ trước năm 2002, trên con đường dẫn vào bán
đảo Cam Ranh, hàng quán hai bên đường chằng chịt những biển hiệu tiếng
Nga. Thế nhưng, người dân ở đây thường xuyên có những xung đột với binh
lính Nga.
Cô
Thủy Tiên, quản lý một nhà hàng có tiếng ở Nha Trang cho biết, người
Nga chẳng phải ai cũng xấu, nhưng số người tốt dường như họ ẩn đâu mất,
mà phô ra ngoài chỉ toàn người xấu. Cô còn nói thêm, dường như lịch sử
chính trị Cộng Sản đã làm cho người Nga trở nên xấu đi. Họ trở nên phàm
ăn, nói năng tục tĩu, tranh giành, đánh lộn và rất dễ nổi nóng.
Người
Nga xem ra chỉ có thiện cảm đối với những người dân có xuất xứ từ miền
Bắc, hoặc những người miền Bắc dành tình cảm cho người Nga nhiều hơn.
Nhưng, ở Nha Trang, người Nga không được người dân tại đây thiện cảm cho
dù chính họ mang lại lợi nhuận cho thành phố này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét